Tiềm năng và sự phân bố lao động

Một phần của tài liệu Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Trang 35)

Huyện Cẩm Xuyên có tiềm năng lao động là rất lớn đây là nguồn lực hùng hậu nhất, dồi dào nhất trong xã hội có khả năng đóng góp nhiều nhất trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Bảng2.1: Tiềm năng và sự phân bố lao động ( đơn vị tính : người)

năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Dân số 149518 153303 154465 154465 155506

Dân số trong độ tuổi lao động 67532 68139 68090 67957 68765 Lao động có việc làm 63569 64099 54599 63650 64231 Lao động không có việc làm 3963 4040 3491 4307 4534 Lao động trong nông nghiệp 54912 54950 54650 53253 52450

(phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên)

Biểu đồ 4.1 : Tiềm năng và sự phân bố lao động.

Ghi Chú : Dân số

DSTDTLD: Dân số trong độ tuổi lao động LDCVL: Lao động có việc làm

LDKCVL: Lao động không có việc làm TDTNN: Lao động trong nông nghiệp

Qua bảng số liệu trên cho thấy dân số của huyện nhà có sự tăng nhẹ và dần đi vào ổn định theo xu thế phát triển của đất nước.

Dân số trong độ tuổi lao động không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2003 có 67532 lao động, năm 2007 có 68765 lao động tăng 1233 lao động.

Như vậy dân tăng nhẹ, dân số trong độ tuổi lao động tăng. Điều này cho thấy chất lượng dấn số huyện nhà đã có sự chuyển biến tích cực.

Đây là nguồn lực lao động dồi dào phục vụ cho công tác phát triển trong các lĩnh vực kinh tế của huyện nhà. Nhất là trong nông nghiệp phát triển nông thôn, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có về đất đai chưa được khai thác hết. Song do đội ngũ lao động trình độ còn thấp tay nghề yếu, lao động còn mang tính phổ thông. Từ đó trong tiếp thu khoa học kỷ thuật, công nghệ mới còn hạn chế dẫn đến trong sản xuất chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lao động có việc làm tăng qua các năm trong 5 năm qua huyện đã giải quyết công ăn việc làm cho 5623 người. Tuy nhiên số người được tạo công ăn việc làm chủ yếu là đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, đi làm ở các khu công nghiệp ở Miền Nam. Số lao động được tạo công ăn việc làm tại địa phương còn ít.

Lao động không có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nó có giảm đi trong các năm 2005 nhưng vẫn còn tương đối nhiều 4534 (năm 2007) chiếm 16,8% dân số trong độ tuổi lao động, mà đối tượng này phần lớn là thanh niên đã học xong PTTH, cao đẳng, dạy nghề... nhưng chưa tìm được việc làm. Mặt khác lực lượng lao động tại địa phương phần lớn là lao động nông nghiệp 24.390 chiếm 60% lao động có việc làm (năm 2004). Số lao động này chủ yếu làm việc theo mùa vụ, thu nhập thấp, thời gian nhàn rỗi nhiều. Từ đó cho thấy lao động thiếu việc làm và lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp chính là tiềm năng về nguồn lực lao động để phát triển ngành chăn nuôi của huyện nhà là rất lớn. Đây là vấn đề xã hội lón cần có lời giải. Bài toán đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển chăn nuôi vẫn là những lời giải có giá trị đối vùng quê thuần nông này.

Để phát huy tiềm năng lao động dồi dào của huyện mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh cần phải đầu tư nâng cao chất lượng lao động bằng cách mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỷ thuật bằng các hội nghị, xây dựng các mô hình trình diễn biến các trang trại trồng trọt, chăn nuôi là nơi để bà con tham quan học tập,,trao đổi kinh nghiệm .

Yêu cầu cấp bách và lâu dài là nâng cao trình độ lao động, cách nghĩ cách làm cho người dân. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tay nghề nắm vững khoa học kỷ thuật, đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý phù hợp với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cân đối giữa đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỷ thuật, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đoàn thể nhân dân, cán bộ doanh nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của huyện.

Một phần của tài liệu Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w