Cẩm Xuyên là một huyện có tiềm năng đất đai khá lớn thuận lợi trong việc phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
Bảng4.1 Tiềm năng đất đai nông nghiệp của huyện Cẩm Xuyên.
(Đơn vị tính: ha) Năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
1. Đất nông nghiệp 12.667,43 13.065,37 13.065,37 13.065,37 13.065,37 a. Cây hàng năm 9.928,60 9.907,65 9.892,5 9.875,8 9.860,53 b. Cây lâu năm 2.810,00 2.810,00 2.810,00 2.807,25 2.807,25
c. Trồng cỏ 0 1 3 4 5 d. Mặt nước có sử dụng 6.056,28 6.097,87 6.127,65 6.148,77 6.159,79 e. Đất vườn tạp 66,96 68,1 69,19 70,21 72,5 2. Đất lâm nghiệp 30.239,05 30.239,05 30.378,23 30.378,23 31.331,04 a. Đất có rừng cây 9.825,5 9.825,5 10.268,63 10.268,63 10.345,25 b. Đất chưa có rừng cây 20.413,55 20.413,55 20.109,6 20.109,6 20.986,15
(Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên)
Biểu đồ41.1 : Tiềm năng đất đai nông nghiệp của huyện Cẩm Xuyên.
Chi chú
ĐTC : Đất trồng cỏ ĐNN : Đất nông nghiệp CHN : Cây hàng năm
CLN : Cây lâu năm ĐMN : Đất mặt nước ĐVT : Đất vườn tạp ĐLN : Đất lâm nghiệp ĐCRC : Đất có rừng cây ĐKCRC : Đất chưa có rừng cây
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tiềm năng đất nông nghiệp của huyện nhà là khá lớn 44356,4 ha chiếm 69,68% diện tích đất tự nhiên và đã có sự ổn định qua các năm. Điều này cho ta thấy nhân dân trong huyện đã an tâm đầu tư sản xuất trên diện tích đất được giao, năng suất chất lượng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng lên.
Diện tích trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất nông nghiệp 9860,53 ha chiếm 77,84% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích chủ yếu trồng các loại cây lương thực như Lúa, Khoai, Sắn, Ngô và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc,vừng, đậu đảm bảo nguồn lương thực cho người dân trong huyện, các sản phẩm như lạc, vừng tập trung cho xuất khẩu bình quân mỗi năm huyện nhà xuất khẩu được 3598 tấn lạc, 321 tấn vừng các sản phẩm như ngô, khoai, sắn chủ yếu tập trung cho chăn nuôi là rất lớn. Đây là
nguồn thức ăn thô chủ yếu để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau mỗi vụ thu hoạch diện tích loại đất này cũng chính là những đồng cỏ, những bãi chăn thả trâu bò, vịt theo mùa vụ đem lại hiệu quả lớn cho ngành chăn nuôi.
Diện tích đất trồng cỏ đã có sự thay đổi, năm 2003 huyện nhà chưa có diện tích đất trồng cỏ, nhưng từ năm 2004-2007 đã có một số hộ gia đình trồng cỏ nuôi bò theo phương thức nuôi chuyên canh. Tuy diện tích không nhiều nhưng đó là sự đột phá lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chứng tỏ rằng cùng 1 ha diện tích nếu trồng cỏ nuôi bò sẽ có lãi cao hơn trồng lúa. Đây cũng là một xu hướng tốt trong việc tận dụng đất để trồng cỏ nuôi bò đạt giá trị kinh tế cao ở một số nông hộ khá tạo ra bước phát triển mới trong chăn nuôi đại gia súc.
Diện tích mặt nước có sử dụng mỗi năm một tăng. Diện tích này chủ yếu dùng để nuôi tôm sú, cua, cá nước ngọt và nuôi vịt. Đây là một xu thế đa dạng hoá nông nghiệp phá bỏ thế độc canh cây lúa vốn tồn tại lâu đời nay.
Diện tích vườn tạp có xu thế tăng và khá ổn định từ năm 2004-2006. Đây là diện tích chủ yếu trồng các loại cây rau màu, cây thực phẩm trong gia đình cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc như: lá khoai lang, lá lạc, chuối cây. Và đây cũng là nơi xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, phát triển mô hình gà vườn .
Là một huyện có hệ thống núi kéo dài ở giải phía tây, và 18 km bờ biển bao quanh ở phía đông nên diện tích đất lâm nghiệp của huyện khá biển bao quanh ở phía đông nên diện tích đất lâm nghiệp của huyện khá lớn, chiếm 49,22% diện tích đất tự nhiên. Thế nhưng diện tích đất có rừng cây lại không nhiều 3,045,8 ha chiếm 37,1% diện tích đất lâm nghiệp và có chiều hướng suy giảm. Năm 2005 có 3.476,2ha nhưng đến năm 2004 chỉ còn lại 3.045,8 ha giảm 4,304 ha. Đây chính là hậu quả của việc khai thác rừng thiếu khoa học, công tác bảo vệ quản lý rừng còn lỏng lẻo, chính quyền và người dân chưa dám mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vùng rừng. Diện tích lâm nghiệp chưa có rừng cây còn nhiều 5,160,4 ha chiếm 62,9% diện tích đất lâm nghiệp, loại đất này là đất cằn cỗi trên đồi núi trọc có thể kết hợp nuôi một số gia súc có tính đặc thù như dê.
Kết quả này cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của vùng rừng là rất lớn đặc biệt là chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê ... phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp, kinh tế VAC –R.
Để đẩy nhanh thế mạnh sẵn có của huyện nhà cần tăng cường phát huy thế mạnh sẵn có về đất đai, khí hậu cũng như nguồn nước. Tiến hành điều chỉnh cơ cấu sản xuất nâng cao hiệu quả chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, quan tâm cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh thực hiện chương trình giống cây con đạt năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hướng mạnh xuất khẩu.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nâng cao năng suất và thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống của nhân dân. Đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, đưa chăn nuôi trở thành mũi nhọn. Quy hoạch vùng trồng cỏ tập trung, đồng thời chuyển đổi đất một vụ kém hiệu quả sang trồng cỏ, phát triển trồng cỏ từng hộ gia đình để đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt. Cải thiện chất lượng đàn bò cho năng suất cao, phấn đấu tổng đàn trâu bò đạt 41564con vào năm 2015.
Chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm ổn định và phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm theo mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi.
Tập trung đánh bắt nuôi trồng chế biến thủy hải sản để tạo ra giá trị mới, tiếp tục chuyển đỗi đất một vụ lúa hiệu quả thấp ở các xã ven biển như Cẩm Nhượng, Cẩm Hoà, Cẩm Long sang nuôi trồng thuỷ sản đưa diện tích nuôi trồng đạt 800 ha vào năm 2010. Khai thác tối đa diện tích mặt trước của các hồ đập ven chân núi vào nuôi cá nước ngọt. Xây dựng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung có quy mô từ 5ha - 10ha, từ 10ha – 50ha, và từ 50ha trở lên. Chủ động cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho nhân dân cần khuyến khích các doanh nghiệp, các chủ hộ sản xuất giống.