NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Trang 30)

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Được thực hiện thông qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ cơ quan thống kê, phòng nông nghiệp, báo cáo chính trị của Đại hội Huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2005 - 2010, các báo cáo của HĐND- UBND huyện trong 5 năm từ (2004-2008), niên giám thống kê năm 2004-2008 và các thông tin, số liệu thu thập ở 6 xã đại diện cho 3 khu vực : khu vực miền núi, khu vực đồng bằng ven biển và khu vực thị trấn.

Chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo huyện để trao đổi kinh nghiệm về tình hình kinh tế xã hội của huyện và thảo luận chọn điểm nghiên cứu.Để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và các ý kiến của họ về chăn nuôi, tìm hiểu những điều địa phương đang làm, làm như thế nào và vì sao lại làm như vậy (cả về mặt quản lý của lãnh đạo và hoạt động của nông dân).

Đi tìm hiểu thực địa để xác định loại hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện có của địa phương và cố gắng hiểu được những gì đang xẩy ra trong chăn nuôi của từng nông hộ mà tôi có dịp đến thăm.

Họp với cán bộ lãnh đạo địa phương gồm cả đại diên phụ nữ để trao đổi kinh nghiệm về những việc nông dân đang làm để biết thêm ý kiến và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn của địa phương trong chăn nuôi, cũng như nắm bắt được sự lựa chọn những giải pháp đưa ra.

Trong những năm tới, để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cần bám sát vào các Nghị quyết đại hội của huyện Đảng bộ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2005-2010, tiếp tục khẳng định phát triển ngành chăn nuôi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nắm được tình hình thực tế tại địa phương đại diện cho các khu vực trong huyện có những vấn đề cần phải cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau.

- Khu vực miền núi gồm xã: Cẩm Quan, Cẩm Thinh, Cẩm Mỹ, cần cơ cấu lúa nước, chăn nuôi đại gia súc trâu, bò, dê, trồng cây lâu năm, nuôi cá nước ngọt.

- Khu vực đồng bằng Cẩm Thăng, Cẩm Phúc, Cẩm Nam, Cẩm Hoà, Cẩm Dương, Cẩm Vinh. ,Cẩm Thành, Cẩm Quang, cần cơ cấu lúa nước, lúa

nương, khoai lang, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, đậu, hoa màu, dưa đỏ, chăn nuôi trâu bò, gia cầm, thủy cầm, nuôi tôm cua xuất khẩu.

- Vùng thành thị gồm thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Thiên Cầm tập trung phát triển thương mại dịch vụ, phát triển du lịch, thú y, nuôi lợn siêu nạc nuôi theo xu thế công nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (Trang 30)