Cần phân cấp hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 72)

phường trong phát triển kinh tế - xã hội không rõ, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực cũng hạn chế.

Lối sống của dân cư ở phường hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thông qua mua bán, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Cuộc sống của dân cư nông thôn vẫn còn tự túc tự cấp nhất là về lương thực, nhân dân nông thôn có thể tự túc được những nhu yếu phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Khác với nông thôn, chính quyền ở đô thị phải tính đến những khả năng cung cấp đáp ứng các dịch vụ sinh hoạt của đời sống cư dân ở mức cao.

Quản lý nhà nước ở phường khác với quản lý nhà nước ở xã về công việc, phạm vi, mức độ. Có nhiều vấn đề trở thành bức xúc ở đô thị như xây dựng trái phép, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông. Chính quyền xã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân ở xã; ở địa bàn nông thôn, kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chính quyền xã, thị trấn quản lý trực tiếp tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất, có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực ở xã. Một xã gần như một xã hội hoàn thiện thu nhỏ, từ quản lý dân số đến phát triển kinh tế xã hội với sự gắn chặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như xuống giống, thủy lợi,... Trong giai đoạn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địa bàn Thủ đô, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của chính quyền xã đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô ngày càng “giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, thu hẹp khoảng cách giàu- nghèo giữ nông thôn và thành thị cần được nhận thức một cách đúng đắn, nghiêm túc.

3.2.3 Cần phân cấp hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền chính quyền

pháp hiện hành 1992, kể cả các luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân về mặt quyền hạn, nhiệm vụ đều đưa ra các quy định chung có tính chất đánh đồng cho cả 3 cấp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Cấp tỉnh, huyện và xã đều tồn tại trên cùng một địa bàn. Vấn đề lớn đặt ra về mặt quản lý xã hội từ phía Nhà nước: 3 cấp chính quyền cùng lo cho một địa bàn thì đòi hỏi một sự phân cấp, phân định hết sức rành mạch phạm vi cấp độ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp để biết chuyên lo về phần việc được phân công, tránh chồng chéo lên nhau hoặc bỏ trống lĩnh vực quản lý, mỗi cấp trực tiếp thực hiện thẩm quyền, chức năng nào thì hiệu quả nhất. Đây cũng là vấn đề mà Hà Nội cũng đang phải đối mặt như các tỉnh, Thành phố khác trên cả nước. Cùng một vấn đề an sinh xã hội, cả Thành phố, huyện, xã cùng có trách nhiệm giải quyết; riêng việc tiếp các đoàn kiểm tra, chỉ đạo đối với chính quyền xã, thôn gây nên nhiều sự chồng chéo, bức xúc cho cả cấp quản lý và người dân.

Đối với xã, vị trí, địa vị pháp lý của nó rất đặc thù, hoàn toàn khác vì đây là cấp cơ sở, nơi chính quyền trực tiếp với dân, ở ngay trong lòng dân, phạm vi những vấn đề có thể thuộc thẩm quyền, chức năng của cấp này giải quyết thường trực tiếp liên quan đến sinh hoạt thường nhật của người dân, đồng thời, đây là cấp mà các quy định của Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện đều dồn về đây. Vì vậy, đây là cấp chính quyền triển khai tổ chức thực hiện là chủ yếu, và đáng chú ý, tất cả việc làm đó đều liên quan trực tiếp đến người dân trên địa bàn, do vậy, người dân cũng có điều kiện trực tiếp thể hiện sự quan tâm, giám sát, kiểm tra sâu sắc đến việc giải quyết. Đây là cấp chính quyền mà chức năng, thẩm quyền có thể thực sự trở thành đối tượng để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một cách có hiệu quả nhất. Nói một cách khái quát, đây là cấp chính quyền mà công việc hàng ngày cũng trở thành công việc của dân và công việc hàng ngày của dân cũng trở thành mối lo toan, trở thành công việc của chính quyền. Trong tinh

thần đó nhiều người nói đến tính chất tự quản của chính quyền và cũng là của dân ở cấp này.

Từ nhận xét trên đây càng có cơ sở để có thể nói rằng, tổ chức, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và cả tính chất của chính quyền xã không thể quy định chung, cùng với cấp tỉnh, cấp huyện, mà cần có sự phân cấp hợp lý; nhất là đối với địa bàn Thủ đô có những đặc thù riêng đã được quy định trong Pháp lệnh Thủ đô.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)