(2006-2010), tổng sản phẩm nội địa Thành phố (GDP) tăng 10,4%/năm (chỉ tiêu Đại hội XIV đặt ra là 11-12%/năm). Cơ cấu kinh tế dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp đã dịch chuyển đúng hướng (đến năm 2010) là: dịch vụ 52,8%, công nghiệp 41%, nông nghiệp 6,2%. Các ngành dịch vụ được ưu tiên đầu tư phát triển, giá trị gia tăng tăng 10,24%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, tăng bình quân 12,41%. Công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng bình quân 18,3%/năm. Nông nghiệp có nhiều tiến bộ, giá trị tăng thêm bình quân 1,75%/năm; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp ( tỷ trọng các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp: 42,9%- 50%- 4,45%- 2,37%). Công tác huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển đạt được kết quả đáng khích lệ; tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn liên tục tăng qua các năm (bình quân 28,8%/năm), cả giai đoạn ước đạt 528.000 tỷ đồng (bằng 60% GDP). Thu ngân sách đạt kết quả tốt, tăng bình quân 22,3%/năm. Các thành phần kinh tế đều phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng, bổ sung. Hoạt động khoa học- công nghệ tiếp tục được đổi mới. Giáo dục- đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng, công tác xã hội hoá được đẩy mạnh. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư theo hướng hiện đại. Các vấn đề xã hội được tập trung giải quyết có hiệu quả; hàng năm đã tạo được việc làm cho hơn 10 vạn lao động; công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội được thực hiện quyết liệt, giảm số lượng các tụ điểm phức tạp về ma tuý, mại dâm; chính sách xã hội, nhất là đối với người có công và những vấn đề an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tích cực kịp thời...
Riêng đối với khu vực nông thôn, kinh tế- xã hội khu vực này trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng qua các năm. Cơ cấu kinh tế nông thôn: nông nghiệp 29,53%, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 41,12%, thương mại dịch vụ, du lịch 29,35%. Khu vực nông thôn hiện có 1.270/2.268 làng có nghề, trong đó có 272 làng được công nhận là làng nghề, sản xuất giá trị hàng hoá đạt 7.356,42 tỷ đồng/năm, chiếm 10% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn Thành phố.
Cơ cấu lao động nông thôn đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, là tiền đề tốt cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Trình độ văn hoá và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn có nhiều tiến bộ, số lao động qua đào tạo đạt 29%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn phát triển khá mạnh, nông nghiệp phát triển tương đối ổn định góp phần đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực nội thành. Thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn nhiều năm qua được đầu tư ngày càng đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội nông thôn, phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt là các xã ven đô, các xã có tốc độ đô thị hoá công nghiệp cao. Đến hết 2009, đã kiên cố hoá được 63,1% đường giao thông nông thôn, 80% trường học các cấp và 90% trạm y tế; hệ thống công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới tiêu chủ động trên 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; 100% các xã có hệ thống điện lưới quốc gia; 100% xã có hệ thống đài truyền thanh, hệ thống thông tin liên lạc bưu điện phục vụ nhân dân. Nông thôn Hà Nội đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hưởng thụ văn hoá xã hội, y tế, giáo dục của nhân dân nông thôn ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 11,26 triệu đồng (bằng 35,5% thu nhập bình quân toàn Thành phố); tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 9,27% (tính đến thời điểm tháng 12/2009, theo chuẩn nghèo
(6,09%). So với 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nông thôn Hà Nội mới đạt 01 tiêu chí (hệ thống an ninh trật tự xã hội được giữ vững); 10 tiêu chí đạt 60-80% yêu cầu (giao thông nông thôn; thuỷ lợi; hệ thống điện nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế xã; văn hoá; hệ thống tổ chức chính trị xã hội trong các xã); 08 tiêu chí chưa đạt- dưới 50% yếu cầu (tiêu chí quy hoạch; trường học; cơ sở vật chất văn hoá; chợ nông thôn; thu nhập của người dân nông thôn còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn cao; tiêu chí môi trường nông thôn chưa đảm bảo do còn ô nhiễm).
Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tuy đã được nâng lên một bước, nhưng ở một số nơi, vai trò lãnh đạo, quản lý của chính quyền hiệu lực còn chưa cao. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chậm được cụ thể hoá hoặc triển khai hiệu quả thấp. Việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ dân sinh còn thiếu sự chủ động sáng tạo, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước nên chưa phát huy được tiềm năng của địa phương và nhân dân.