Phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chính quyền xã trong hệ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)

trong hệ thống đơn vị hành chính nhà nước nói chung và trong hệ thống chính quyền của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Trong hệ thống bộ máy chính quyền Nhà nước Việt Nam nói chung và chính quyền Thủ đô nói riêng phải đặc biệt chú trọng đến chính quyền xã, bởi vị trí vai trò của nó trong thực hiện quyền lực Nhà nước và là cấp chính quyền cơ bản có ý nghĩa chiến lược giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân. Vì vậy cần xác định rõ vị trí vai trò của chính quyền xã cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Bởi vì một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình cải cách chính quyền xã còn chậm và hoạt động của chính quyền xã còn nhiều yếu kém khuyết điểm chính là vì chưa thấy hết vị trí vai trò quan trọng của chính quyền cấp xã trong nền hành chính nhà nước cũng như thực thi dân chủ ở cơ sở.

Vị trí vai trò của chính quyền xã được xác định dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:

- Một là, chính quyền xã là gốc, là cấp có số lượng đơn vị lớn nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy nếu cấp Trung ương, cấp Thành phố, cấp huyện có sự đổi mới mà cấp xã không được đổi mới đồng bộ thì chẳng những ảnh hưởng đến đổi mới nền hành chính nói chung mà còn hạn chế hiệu lực hiệu quả của đổi mới ở Trung ương, Thành phố, huyện sẽ không phát huy hết tác dụng của nó, thậm chí không có ý nghĩa.

- Hai là, chính quyền xã là khâu cuối cùng trong tổ chức thực hiện đường lối chính sách pháp luật, đưa đường lối chính sách pháp luật vào cuộc sống trở thành hiện thực. Đường lối chủ trương chính sách pháp luật dù có đúng, có hay đến đâu nhưng không được tổ chức thực hiện tốt ở cấp cơ sở thì cũng chỉ nằm trên giấy. Nhân dân cũng thường đánh giá bộ máy nhà nước

hoạt động hiệu lực, hiệu quả ra sao thông qua hoạt động của chính quyền cơ sở, chính quyền gần dân nhất, sát dân nhất, tác động vào cuộc sống hàng ngày của người dân.

- Ba là, nguồn gốc sức mạnh hiệu lực hiệu quả của Nhà nước ta là ở chỗ nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Ngoài việc nhân dân sử dụng hình thức dân chủ trực tiếp qua việc bầu đại biểu dân cử các cấp thì đối với cấp huyện, Thành phố và trung ương, người dân khó sử dụng được quyền dân chủ trực tiếp mà thường thông qua các cơ quan dân cử, đại diện cho mình. Trong khi đó, ở xã mà quan trọng nhất là ở các đơn vị xã, người dân có khả năng, điều kiện để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp. Cơ sở làng xã chính là địa bàn lý tưởng để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một cách đơn giản nhất, song lại dễ làm, dễ nhận biết và kiểm tra. Vì vậy, đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở đi đối với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nghiên cứu đổi mới theo mô hình chính quyền tự quản ở cơ sở.

- Bốn là gắn đổi mới tổ chức chính quyền xã với đổi mới chung của Thủ đô và cả nước. Hiện nay, chúng ta đang thí điểm không tổ chức HĐND phường trên 10 tỉnh, thành phố, vừa qua, Chính phủ cũng đã dự định trình Quốc hội cho thí điểm dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, đây là những định hướng quan trọng khi nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Hà Nội.

- Năm là số lượng đơn vị hành chính xã ở Hà Nội rất lớn, địa bàn rộng, có cả đô thị, nông thôn, miền núi, người dân tộc, vì vậy, việc đổi mới tổ chức chính quyền xã ở Hà Nội phải tính đến các yếu tố đặc thù này, không có mô hình chung cho tất cả các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn ở mọi huyện,quận.

Nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của chính quyền xã sẽ góp phần tạo nên động lực mới thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới bộ phận quan trọng này

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, cần xác định cải cách tổ chức hoạt động của chính quyền xã đối với Thủ đô Hà Nội đang trở thành yêu cầu cấp bách. Nếu cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước trong những năm trước mắt và cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trong cải cách thể chế hành chính thì trong cải cách hệ thống hành chính phải coi kiện toàn chính quyền cấp xã, vừa là trọng tâm vừa là khâu đột phá. Trên cơ sở thống nhất nhận thức như vậy mới có động lực quyết tâm và bước đi thích hợp, tránh được tình trạng đánh trống bỏ dùi, làm chắp vá tùy tiện.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)