Phần Lan là một nước có sự phân quyền rất cao, chính quyền địa phương coi như là một thành phố tự trị và có vai trò cực kỳ to lớn trong xã hội. Có 431 thành phố như vậy, được chia thành các thành phố (114) và thành phố tự trị (nông thôn) (317). Trong nhiều trường hợp, cả hai loại này đều có vị trí pháp lý, quyền và nhiệm vụ bắt buộc như nhau. Phần Lan được chia làm ba cấp: Chính quyền trung ương, chính quyền trung gian và chính quyền địa phương.
Dù các thành phố tự trị có thể tự tổ chức chính quyền của mình nhưng cơ cấu tổ chức cơ bản luôn giống nhau:
- Hội đồng thành phố
- Ban và Ủy ban kiểm toán để kiểm toán chính quyền địa phương và các khoản tài chính
- Ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm về các cuộc bầu cử nhiệm kỳ 4 năm - Giám đốc quản lý thành phố
Hội đồng sắp xếp các công việc chung, vạch ra các khoản tài chính và quyết định các mục tiêu chính, chịu trách nhiệm trước người dân địa phương. Ban chỉ đạo của thành phố do Hội đồng chỉ định, chịu trách nhiệm về hành chính và quản lý tài chính trong địa hạt, chuẩn bị các vấn đề để Hội đồng quyết định, thực hiện các quyết định và kiểm tra tính hợp pháp của chúng. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo thiết thực hơn trách nhiệm của Hội đồng. Giám đốc thành phố do Hội đồng chỉ định với nhiệm kỳ có thể được xác định hoặc không được xác định, Giám đốc hiểu là một công chức cáo cấp nhất ở thành phố, phục vụ dưới Ban chỉ đạo. Giám đốc là người đứng đầu chính quyền địa phương, quản lý tài chính và các chức năng khác của thành phố. Ban chỉ đạo có thể thành lập các Ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội, y tế, môi trường …
Nhìn chung, chính quyền cơ sở ở các nước đều có mô hình cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp, dù tên gọi, cách thức tổ chức khác nhau, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn có khác nhau. Một đặc trưng nữa là tính tự quản chính quyền địa phương rất cao.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI