DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC SỐ
3.4.1. Lò nấu chảy lưu huỳnh rắn
*Công dụng:
Dùng để nấu chảy lưu huỳnh rắn.
*Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:
Lò đốt dạng hình trụ đứng; vỏ làm bằng thép CT3 được lót một lớp gạch chịu lửa để bảo vệ lớp thép, ngoài có lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh dày 130 mm. Bên trong lò có đặt một hệ thống ống xoắn gia nhiệt là đường đi của hơi nước bão hòa 7kg/cm2 dùng để nấu chảy lưu huỳnh rắn. Trên đỉnh lò có đặt một máy khuấy để khuấy trộn lưu huỳnh trong quá trình hóa lỏng. Trên đỉnh lò có đặt một máy khuấy để khuấy trộn lưu huỳnh trong quá trình hóa lỏng. Trên thân lò có bố trí 3 đường ống, 2 ống trên cùng để dẫn lưu huỳnh sang bể lắng, đường ống thứ 3 được bố trí gần đáy dùng để xả toàn bộ lưu huỳnh lỏng vào bể lắng khi vệ sinh.
Lưu huỳnh rắn được băng tải đưa vào ở đỉnh lò với năng suất 5 - 6 tấn/h, hơi nước bão hòa 7kg/cm2 đi trong các ống xoắn, đốt nóng lưu huỳnh lên đến 1130C và hóa lỏng.
Lưu huỳnh lỏng chảy tràn qua bể lắng để lắng cặn cơ học nhờ vào trọng lực. Bể lắng có dạng hình hộp được xây dựng bằng bêtông cốt thép, có thể tích gấp 2 lần lò nấu chảy lưu huỳnh và được giữ ở 1340C bằng hơi nước bão hòa.
Lưu huỳnh lỏng đi hết chiều dài của bể lắng rồi chảy tràn qua bể chứa lưu huỳnh sạch, sau đó được bơm J-1001 A/B bơm vào lò đốt.
*Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Sử dụng bể nổi để nấu chảy lưu huỳnh có ưu điểm là dễ vệ sinh sửa chữa khi bị tắc cặn bên trong lò.
+ Nhược điểm: dễ bị thất thoát nhiệt ra bên ngoài làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, khó quan sát khi bể lắng đang làm việc.