Hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 28)

III Đất chưa sử dụng 110,59 1,

4.1.2.3.Hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Tổ chức tuyên truyền và kiểm tra thực hiện quy ước bảo vệ rừng đến từng bản, đội trong xã đã được 47/47 bản đội với nội dung tuyên truyền là: Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Triển khai các văn bản của tỉnh, huyện về công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCR, tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng – PCCR.

Mở rộng hội nghị triển khai công tác QLBVR – PCCCR tại UBND xã, Tổ chức ký kết giữa UBND xã với trưởng bản và giũa các trưởng bản với các hộ dân; thành lập tổ bảo vệ rừng - PCCR; tổ chức thực hiện kiểm tra quy ước bảo vệ rừng và tuyên truyền cho người dân hiểu được những tác hại về việc phá rừng; thành lập tổ chuyên trách kiểm tra sử lý lâm sản, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng.

Công tác sử lý vi phạm hành chính: Xã tăng cường xử lý các vụ vi phạm phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển sử dụng lâm sản trái phép.

Hoạt động phát triển rừng:

- Xã vẫn tiếp tục chỉ đạo nhân dân chăm sóc rừng khoanh nuôi tái sinh, khoanh nuôi bảo vệ, rừng trồng mới. Phát triển các mô hình trang trại kết hợp khoanh nuôi bảo vệ rừng đã thực sự mang lại hiệu quả cao, nhất là mô hình trang trại VACR. Trên địa bàn xã hiện tại có tổng số 18 trang trại, các trang trại đều phát triển chăn nuôi gia súc lớn, gia cầm kết hợp đào ao nuôi thả cá, vườn cây ăn quả và khoanh nuôi bảo vệ rừng đã đem lại thu nhập cao.

- Diện tích rừng và đất rừng hiện nay đã được giao cho nhiều đơn vị quản lý. Theo số liệu thống kê hiện nay có 6 tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh giao đất rừng để quản lý bảo vệ và sử dụng với các mục đích khác nhau.

- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích người dân tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

- Diện tích rừng tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển các khu cảnh quan sinh thái, khu nghỉ dưỡng và cùng với đó xã có khu di tích lịch sử sở chỉ huy của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Ba Khoang với các rừng dẻ lâu năm thuận lợi cho thăm quan nghỉ dưỡng.

- Diện tích đât lâm nghiệp tương đối rộng thuận lợi cho người dân phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp, và xây dựng các trang trại kết hợp với các mô hình chăn nuôi.

Khó khăn:

- Việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vốn nhiều và do chu kỳ kinh doanh dài nên sự tham gia của người dân chưa cao.

- Cơ cấu các loài cây lâm nghiệp của xã chưa đa dạng chủ yếu là: Dẻ, trẩu, thông.

- Sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng buông lỏng trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

- Hiệu quả của việc quản lý bảo vệ rừng còn thấp các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng vẫn còn thường xuyên xảy ra như: Khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương trên khu vực đã được giao cho tổ chức quản lý, các chủ thể được giao rừng chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm dẫn tới diện tích rừng bị thu hẹp do đó dẫn tới làm giảm khả năng phòng hộ của rừng, ảnh hưởng đến cảnh quan và mất cân bằng hệ sinh thái rừng trên địa bàn toàn xã.

- Phân bố dân cư không tập chung, các bản nằm giải giác trong huặc giáp ranh với các khu rừng phòng hộ, đặc dụng (theo thống kê có 18 bản) là nguyên nhân gây khó khăn cho việc quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 28)