Nhóm đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 48)

III Đất chưa sử dụng 110,59 1,

4.2.4.1.Nhóm đất nông nghiệp

Căn cứ vào thực tế của tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sau:

*) Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp

Để đảm bảo nguồn lương thực cho người dân, giảm thiểu tối đa và tiến tới xóa bỏ tình trạng người dân sản xuất nương trên diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp. Đẩy mạnh việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng xuất cây trồng; đồng thời tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi để tăng diện tích trồng lúa, hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất trồng lúa sang quy hoạch cho đất khác.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp sau quy hoạch: 1814,3 chiếm 25,90 % diện tích đất nông nghiệp, cụ thể bao gồm các loại đất sau:

Đất trồng cây hằng năm

Năm 2013 diện tích đất trồng cây hàng năm của xã là 1700,08 ha chiếm 98,0286 % đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 24,5371 % đất nông nghiệp. năm 2020 tăng 49,97 ha so với năm 2013 cụ thể là:

- Đất trồng lúa: 907,67 ha chiếm 51,8654 % đất trồng cây hàng năm, tăng 35,7 ha so với năm 2013 do chuyển từ đất chưa sử dụng sang. Đất trồng lúa tăng do hệ thống thủy lợi được đầu tư nên diện tích đất trồng lúa được tăng lên. Diện tích đất trồng lúa được quy hoạch thành 4 vùng sản xuất tập chung:

+ Vùng 1: Cánh đồng thuộc khu vực đường đi Nà Tấu bao gồm các bản: Bản Yên 1, 2, 3, bản Cang 1, 2, 3, 4, bản Co Luống, bản Lọng Luông 1, 2, bản Lọng Háy, bản Lọng Nghịu. Diện tích đất canh tác 405,67 ha.

+ Vùng 2: Cánh đồng thuộc khu vực trung tâm xã thuộc diện tích các bản: Bản Bua, bản Phăng 1, 2, 3, bản Che Căn, bản Co Khô, bản Khá và bản Tân Bình. Tổng diện tích đất canh tác 302 ha.

+ Vùng 3: Cánh đồng thuộc khu vực bản Sôm thuộc diện tích canh tác các bản: Bản Sôm 1, 2, 3, bản Đông Mệt 1,2 và bản Co Thón. Chuyên canh trồng lúa. Tổng diện tích canh tác 150 ha.

+ Vùng 4: Gồm toàn bộ diện tích ruộng nước các bản còn lại. Chủ yếu gieo trồng lúa.

Tổng diện tích đất canh tác 50 ha.

- Đất trồng cây hàng năm khác: 842,38 ha chiếm 48,1346 % đất trồng cây

hàng năm, tăng 14,27 ha so với năm 2013 do chuyển từ đất chưa sử dụng sang.

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm tăng 30,06 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang. Trong năm 2013 diện tích đất trồng cây lâu năm là 34,19 ha, chiếm 1,97 % đất sản xuất nông nghiệp. Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng thêm 30,6 ha nâng tổng diện tích đất trồng cây lâu năm lên 64,25 ha chiếm 3,54 % đất sản xuất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch.

Đất trồng cây lâu năm được quy hoạch thành 4 khu vực trồng tập chung: - Khu vực 1: Bản Che Căn, bản Khá.

- Khu vực 2: Bản Co Mận, bản Phăng. - Khu vực 3: Bản Vang.

- Khu vực 4: Bản Co Luống, bản Lọng Nghịu.

Và toàn bộ diện tích trong khu vực dân cư. Cây trồng chủ yếu là cây ăn quả như: Cam, Vải, Mận Tam Hoa, Đào Pháp...VV.

 Như vậy đất sản xuất nông nghiệp cuối kỳ quy hoạch là 1814,3 ha, chiếm 19,81 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tăng 80,03 ha so với đầu kỳ quy hoạch.

*) Quy hoạch đất Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 là 5170,5 ha, chiếm 74,63 % diện tích đất nông nghiệp, trong kỳ quy hoạch đất lâm nghiệp giảm 10,9 ha làm cho quỹ đất lâm nghiệp giảm xuống còn 5159,6 ha, chiếm 73,66 % diện tích đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch. Cụ thể là:

• Đất rừng sản xuất tăng 41,98 ha được lấy từ đất rừng phòng hộ nâng tổng diện tích đất rừng sản xuất lên 710,8 ha.

Quy hoạch và phát triển rừng sản xuất:

- Chức năng

Nhằm làm giảm sức ép cho khu rừng đặc dụng, đáp ứng nhu cầu củi, gỗ cho người dân trên địa bàn xã.

- Phân vùng rừng sản xuất và các hoạt động lâm sinh trong rừng sản xuất

Phân vùng rừng sản xuất trên địa bàn xã thành 6 khu vực:

+ Khu vực 1: Gồm 4 bản (Vang 1, 2, bản Pú Sung, bản Pá Tra) diện tích 110,5 ha.

+ Khu vực 2: Gồm 6 bản (Bản Bó, bản Hả 1, 2,bản Co Muôn, bản Sáng, bản Co Cượm) diện tích 95 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khu vực 3: Gồm 8 bản (Bản Sôm 1, 2, 3, bản Kéo, bản Ten, bản Nghịu 1, 2, bản Công) diện tích 150,3 ha.

+ Khu vực 4: Gồm 7 bản (Bản Che Căn, bản Co Khô, bản Co Thón, bản Đông Mệt 1, 2, bản Khá, bản Tân Bình) diện tích 120 ha.

+ Khu vực 5: Gồm 19 bản (Bản Bua, bản Yên 1, 2, 3, bản Cang 1, 3, 4, bản Lọng Luông 1, 2, bản Lọng Hái, xóm Trung Tâm, bản Lọng Nghịu, bản Phăng 1, 2, 3, bản Co Mận 1, 2, bản Bánh, bản Co Líu) diện tích 200 ha.

+ Khu vực 6: Gồm 3 bản (Bản Khẩu Cắm, bản Co Luống, bản Cang 2) diện tích 35 ha.

- Các hoạt động trong rừng sản xuất:

+ Bảo vệ và khai thác hợp lý diện tích rừng hiện còn với tổng diện tích 710,8 ha.

+ Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đối với trạng thái có cây gỗ tái sinh.

• Đất rừng đặc dụng tăng 46,92 ha được lấy tử đất rừng phòng hộ sang nâng tổng diện tích đất rừng đặc dụng lên 800,7 ha.

Quy hoạch phân khu chức năng khu rừng di tích lịch sử cảnh quan môi trường Mường Phăng (gọi tắt là rừng đặc dụng Mường Phăng).

Các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng Mường Phăng được phân chia dựa trên một số cơ sở sau:

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về việc tổ chức quản lý bảo vệ phát triển và sử dụng rừng.

Đặc điểm và sự phân bố tài nguyên.

Đặc điểm phân bố dân cư, tập quán canh tác của người dân trong khu vực. Đặc điểm địa hình trong phạm vi quy hoạch.

Từ những căn cứ trên khu rừng đặc dụng Mường Phăng được chia thành 3 phân khu chức năng sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

- Chức năng

+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng, cảnh quan và các tài nguyên thiên nhiên và các di tích lịch sử trong phân khu.

- Đặc điểm của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

+ Được phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 960 m đến 1.562 m so với mực nước biển; điểm thấp nhất thuộc khu vực hồ Ba Khoang và đỉnh cao nhất thuộc đỉnh núi Pu Huốt. Trên phạm vi danh giới này chủ yếu là núi đất.

Phân khu phục hồi sinh thái

- Chức năng

+ Bảo vệ toàn bộ tài nguyên rừng, đất rừng, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và các di tích lịch sử trong phân khu.

+ Phục hồi lại những diện tích rừng đã bị suy thoái thông qua các biện pháp lâm sinh như: Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng. Trong trường hợp cần thiết phải tác động bằng việc trồng rừng thì ưu tiên trồng các loại cây bản địa của khu vực.

+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, các chương trình giáo dục về thiên nhiên, tổ chức tham quan du lịch sinh thái.

- Đặc điểm của phân khu phục hồi sinh thái

+ Phân khu phục hồi sinh thái phân bố trên diện tích rộng và một số hộ dân hiện đang định canh, định cư trong khu vực.

Phân khu dịch vụ hành chính

- Chức năng

+ Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý rừng đặc dụng Mường Phăng, xây dựng vườn ươm, vườn bảo vệ thực vật phục vụ nghiên cứu. Ngoài ra còn là nơi tổ chức các dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội về tuyên truyền giáo dục bảo vệ phát triển rừng, môi trường cho người dân trong khu vực.

- Các hạng mục của khu hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhà làm việc của ban.

+ Nhà bảo tàng, trưng bày và lưu giữ tiêu bản động thực vật.

+ Xây dựng các trung tâm để phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh thái và văn hóa.

+ Một số công trình phục vụ du lịch. + Vườn thực vật.

+ Vườn ươm.

+ Các trạm quản lý bảo vệ rừng gồm: Nhà làm việc, bếp, các công trình phụ, sân và tường bao.

*) Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thủy sản năm 2013 của xã là 23,84 ha chiếm 0,34 % tổng diện tích đất nông nghiệp của xã. Cuối kỳ quy hoạch tổng diện tích này là 30,56 ha tăng 6,72 ha.

Nuôi trồng thủy hải sản là một thế mạnh cần đầu tư và phát triển trên cơ sở tổ chức lại các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên diện tích mặt hồ, đối với ao nuôi kết hợp với chăn nuôi để xây dựng thành các mô hình VAC. Tận dụng nguồn nước tự nhiên, hệ thống thủy lợi để cải tạo diện tích ruộng trũng thành ao nuôi cá.

Quy hoach trên địa bàn xã thành 2 khu vực:

- Khu vực 1 gồm toàn bộ diện tích ao khu vực trung tâm, diện tích mặt hồ Pa Khoang tổng diện tích 25,56 ha.

- Khu vực 2 gồm toàn bộ diện tích ao nuôi thuộc khu vực đường đi Nà Tấu và diện tích mặt hồ Lọng Luông tổng diện tích 5 ha. Đối với diện tích ao nuôi thả theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, có đầu tư hệ thống cấp thoát nước tại khu vực bản Che Căn, bản Co Khô, bản Bua, bản Phăng. Diện tích ao các bản còn lại kết hợp với chăn nuôi phát triển theo hướng mô hình VAC, VACR.

Đối với diện tích mặt hồ bao gồm mặt nước hồ Ba Khoang và hồ Lọng Luông thả tự nhiên các loại các chủ yếu là Mè Vinh, Mè Hoa, Trắm Cỏ, cá Chép. Áp dụng phương thức vừa nuôi vừa khai thác (Đánh tỉa – thả bù).

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 48)