Quy hoạch các hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 54)

III Đất chưa sử dụng 110,59 1,

4.2.5.1. Quy hoạch các hoạt động nông nghiệp

*) Giải pháp về đất đai

Tiến hành dồn điền, đổi thửa và thực hiện cải tạo đồng ruộng đối với diện tích đất sản xuất ruộng đối với 3 vùng sản xuất (vùng 1, vùng 2, vùng 3).

Quy hoạch chuyển đổi 35,7 ha đất chưa sử dụng chuyển sang đất trồng lúa.

*) Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Đối với trồng trọt

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Đưa một số giống mới, phục tráng giống lúa địa phương có chất lượng như: Lúa nếp Tan địa phương để cung cấp nguồn giống cho nhân dân gieo trồng đại trà tạo ra sản phẩm lúa hàng hóa đặc trưng.

Đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất bằng việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cải tiến phương pháp gieo cấy vụ mùa chuyển từ cấy mạ sang gieo sạ để rút ngắn thời gian làm đất, đáp ứng thời vụ gieo trồng phù hợp.

Đối với cây ăn quả: Ngoài ứng dụng giống mới có chất lượng tốt, năng xuất cao phù hợp với điều kiện địa phương, tăng cường tập huấn cho người dân về thâm canh cây ăn quả, sử dụng tiến bộ khoa học trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Đối với chăn nuôi

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi như thụ tinh nhân tạo, nạc hóa đàn lợn, sind hóa đàn bò, lai cải tạo giống trâu địa phương. Đồng thời giao cho ban quản lý rừng Mường Phăng nghiên cứu nuôi thử nghiệm một số loại vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy mô trang trại nhỏ như: Hưu, Lợn rừng, Nhím, Gà lôi, gà Rừng lai… Để nhân rộng mô hình và dần đưa vào sản xuất đại trà.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho cán bộ thú y, khuyến nông, khuyến lâm xã, bản. Chú trọng đào tạo cho nông dân bằng các hình thức như: Mở các lớp học tập cộng đồng về chăn nuôi, sản xuất, phối hợp với các cơ quan, công ty chế biến thức ăn gia súc, cử cán bộ xuống hướng dẫn cho các hộ gia đình. Xây dựng mô hình trình diện về chăn nuôi, trồng trọt để người dân áp dụng nhân rộng mô hình.

*) Giải pháp về tổ chức hợp tác sản xuất và dịch vụ

Thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích: Nhóm chăn nuôi, nhóm làm vườn, nhóm nuôi trồng thủy sản…để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ nhau về kinh tế, cùng chung tay ngăn chặn hiểm họa về dịch bệnh cụng như thống nhất tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất, tiếp tục đầu tư hỗ trợ nông dân các loại máy phục vụ sản xuất, thu hoạch sơ chế nông sản như: Máy tuốt lúa, máy tẽ hạt ngô, máy cày. Công nghiệp hóa bảo quản nông sản sau thu hoạch, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Thành lập hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để cung ứng vật tư nông nghiệp cho người dân, giới thiệu sản phẩm, đồng thời cập nhật cung cấp thông tin về giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.

Quy hoạch thành 2 điểm dịch vụ tổng hợp: 01 điểm đặt tại bản Hả, 01 điểm đặt tại trung tâm xã để cung cấp các dịch vụ cho người dân phát triển sản xuất như: Phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…

*) Giải pháp về vốn

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho chăn nuôi và trồng trọt cần huy động các nguồn vốn để phục vụ phát triển sản xuất. Trong đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lập dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: Đầu tư vào xây dựng các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ theo hình thức liên doanh liên kết với các hộ dân hoặc cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, thông qua một số chính sách ưu tiên miễn giảm thuế sử dụng đất cho các doanh nghiệp.

Lồng ghép các chương trình, dự án để hộ trợ người dân, tổ chức đầu tư phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w