KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 67)

II Đất phi nông nghiệp 2119,

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất và tiến hành quy hoạch sử dụng đất tại xã Mường Phăng, Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên đề tài đã thu được một số kết quả sau:

- Nghiên cứu và đánh giá được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Xã, từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.

- Đánh giá và phân tích được hiện trạng sử dụng đất của xã Xã Mường Phăng có tổng diện tích tự nhiên là 9158,56 ha, gồm:

+ Diện tích đất nông nghiệp là 6928,61 ha, chiếm 75,65% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

+ Diện tích đất phi nông nghiệp là 2119,36 ha, chiếm 23,14% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

- Đánh giá được tiềm năng đất đai của xã:

+ Xã Mường Phăng có tổng diện tích tự nhiên tương đối rộng 9158,56 ha, địa hình của xã bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, sự phân hóa về địa hình như vậy đã tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi.

+ Quỹ đất phi nông nghiệp của xã lớn 2119,36 ha sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dân cư tập chung, hệ thống đường giao thông, giúp cho việc giao lưu buôn bán được dễ dàng thuận lợi, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

+ Quỹ đất chưa sử dụng của xã tương đối rộng 110,59 ha, tạo điều kiện cho việc bổ xung để mở rộng quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như mở rộng quỹ đất phi nông nghiệp.

- Lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã:

+ Đối với cây nông nghiệp ngắn ngày được lựa chọn như: Lúa, Sắn, Ngô, Rau màu, Đậu tương, Lạc, Khoai.

+ Đối với cây nông nghiệp lâu năm được lựa chọn như: Mận tam hoa, Đào ta, Sơn tra, Chuối, Hồng.

+ Đối với cây lâm nghiệp thì có những loại cây được chọn như: Dẻ, Trẩu, Thông, Lát.

+ Đối với lựa chọn vật nuôi thì có những loại con vật nuôi được chọn như: Lợn, Gà, Vịt, Ngan, Trâu, Bò.

- Đánh giá được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với việc sử dụng đất của xã. Từ đó đưa ra được những giải pháp thực hiện giúp sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

- Về kế hoạch sử dụng đất, đề tài đã xác định được căn cứ để lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, đồng thời đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch. Tính toán cân đối về nhu cầu đất đai, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và đồng đều giữa các ngành và các hoạt động sản xuất.

- Đưa ra được các giải pháp để thực hiện được phương án quy hoạch sử dụng đất:

+ Giải pháp về hoạt động sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng. + Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý.

+ Giải pháp về vốn và cơ sở vật chất.

5.2. Tồn tại

Trong quá trình thực hiện chuyên đề còn gặp một số khó khăn và tồn tại như sau:

- Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện thời gian và nguồn lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu cùng với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên việc điều tra nghiên cứu chưa được đầy đủ và chi tiết.

- Diện tích tự nhiên của xã khá rộng, địa hình phức tạp, dân cư phân bố rải rác không tập chung cho nên chỉ điều tra, phỏng vấn được một số điểm mang tính đại diện. số liệu phần lớn là kế thừa nên độ chính xác chưa cao.

- Các chế độ chính sách đất đai còn chưa được thực hiện đồng bộ và ổn định, vẫn còn nhiều chỗ chắp vá. Trình độ dân chí thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ chủ chốt của xã còn hạn chế nên hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất chưa cao.

5.3. Khuyến nghị

- Công tác quy hoạch sử dụng đất cần phải tiến hành trước khi giao đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các cơ quan quản lý.

- Xã cần xây dựng các chính sách tín dụng hợp lý, ưu đãi đối với các hộ gia đình vay vốn để phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp đồng thời phát triển

mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để người dân có thể yên tâm đầu tư vào sản xuất, làm chủ các sản phẩm của mình và đem lại hiệu quả.

- Xã cần hỗ trợ kinh phí mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

- Đề nghị các cấp các ngành từ huyện đến tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, vật tư kỹ thuật chỉ đạo chuyên môn cũng như tiến hành đo đạc lại đất đai để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho xã Mường phăng để xã có cơ sở lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề tài còn nhiều thiếu sót nên cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 67)