Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 29)

III Đất chưa sử dụng 110,59 1,

4.1.2.4.Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản 23,84 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 24 tấn. Diện tích ao nuôi tập chung chủ yếu tại một số bản như: bản Sôm, bản Bua, bản Che Căn, bản Phăng, bản Bó, bản Co Thón và một số bản khác. Người dân tận dụng nguồn nước tự nhiên để cải tạo những diện tích ruộng trũng thành ao nuôi trồng thủy sản.

Các giống cá thả chủ yếu là: Cá Trắm cỏ, cá Chép, cá Mè, diện tích được nuôi thả chủ yếu là khu vực hồ Ba Khoang. Năng suất trung bình đạt 1 tấn/ha.

Thuận lợi:

- Nhiều hộ dân đã chủ động tiếp nhận công nghệ nuôi trồng các giống thủy sản mới tại trung tâm Thủy sản Điện Biên.

Khó khăn:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã tương đối nhỏ có 23.84 ha, chiếm 0.26 % tổng diên tích tự nhiên.

- Sự quan tâm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của người dân cũng như cơ quan chức năng còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng.

- Hình thức chăn nuôi của bà con vẫn chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, kỹ thuật phòng trừ bệnh còn hạn chế.

- Hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, nhiều hộ dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hình thức chăn nuôi thâm canh.

- Đối tượng nuôi chưa đa dạng, chủ yếu là cá giống và cá thịt, mà chưa chú trọng đến một số loại thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao như: tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính..vv.

Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Kinh tế của xã dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên các các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng đang từng bước được phát triển.

Sản xuất công nghiệp đang được phát triển với sản phẩm chủ yếu là gạch sét, xi măng, bột đá.

Tiểu thủ công nghiệp cũng dần được phát triển nhưng quy mô còn nhỏ lẻ như mây tre đan, dệt thủ công.

Dịch vụ ngày càng phát triển: Xã có khu di tích lịch sử sở chỉ huy của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, có Hồ Pa Khoang là điểm thu hút du lịch đến thăm quan của tỉnh nên được sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, của các tổ chức nhà nước và quốc tế quan tâm nên đây là cơ hội để xã phát triển tiềm năng du lịch.

- Xã nằm ngay giáp thành phố Điện Biên Phủ, Cáh trung tâm thành phố 13 Km, thuận lợi về giao thông nên rất có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn thuận lợi cho sự phát triển hàng hóa, tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản suât.

- Xã có khu di tích lịch sử, sở chỉ huy của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, có hồ ba khoang là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đây là cơ hội phát triển tiềm năng du lich.

Khó khăn:

- Trình độ tay nghề của người lao động còn nhiều hạn chế, chưa qua đào tạo. - Việc xây dựng thị trường, thương hiệu nâng cao chất lượng các sản phẩm thủ công còn thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã mường phăng, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 29)