Phân tích công việc
Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến tiền lương. Người lao động chỉ có thể làm tốt công việc khi họ hiểu được bản chất yêu cầu công việc. Để đánh giá độ phức tạp, giá trị thực sự của từng công việc cụ thể, mức độ hoàn thành, năng lực khae năng làm việc của mỗi người thì phải tiến hành phân tích công việc.
Phân tích công việc là định rõ tính chất và đặc điểm của công việc đó qua quan sát theo dõi và nghiên cứu. Thông qua phân tích công việc ta có thể xác định được chính xác công việc phải làm, nhiệm vụ bổn phận trách nhiệm, năng lực thực hiện công việc có hiệu quả, những đòi hỏi của công việc với những công nhân để thực hiện có hiệu quả nhất công việc.
Cho nên muốn xác định tiền lương trả cho công nhân viên ( hệ số lương, hệ số cấp bậc, năng suất công nhân...) chính xác, phản ánh đúng năng lực trách nhiệm của người lao động thì vấn đề đầu tiên đó là phải tiến hành phân tích công việc. Tuy nhiên phân tích công việc không phải là một việc đơn giản, nó tốn khá nhiều thời gian công sức. Nếu việc phân tích chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ qua trình hoạt động sản xuất và ngược lại nó sẽ kìm hãm hoặc gây khó khăn. Vì vậy khi phân tích công việc công ty cần phải tìm người am hiểu về lĩnh vực xây dựng và phải có khả năng phân tích tốt.
Hiện nay việc phân tích công việc ở Công ty TNHH V&T chưa chính xác, việc phân tích chưa khoa học đã dẫn đến việc bố trí lao động nhiều khi không chính xác, không đánh giá hết khả năng của người lao động, các hệ số lương mà công ty quy định không công bằng chưa sát thực tế.
Yêu cầu sau khi phân tích là phải có được bảng phân tích công việc phác họa mô tả chi tiết công việc, trách nhiệm và điều kiện làm việc.
Bản mô tả công việc thường bao gồm ba nội dung:
Phần xác định công việc: tên công việc ( chức danh công việc ), mã số của công việc, tên bộ phận hay địa điểm thực hiện công việc, chức danh lãnh đạo trực tiếp, số người phải lãnh đạo dưới quyền, mức lương... Phần này cũng còn thường bao gồm một hoặc vài câu tóm tắt về mục đích hoặc chức năng của công việc.
Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: là phần tường thuật viết một cách tóm tắt và chính xác về nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc. Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ người lao động phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó.
Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về môi trường vật chất( máy móc,công cụ, trang thiết bị cần phải được dử dụng ) thời gian làm việc, điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động, các phương tiện đi lại để phục vụ công việc và các điều kiện khác có liên quan.
Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc: là hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh các yêu cầu về số lượng chất lượng của sự hoàn thành công việc.
Bảng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của người thực hiện: Bao gồm yêu cầu về kiến thức kỹ năng kinh nghiệm, trình độ giáo dục đào tạo các đặc trưng về tinh thần thể lực cần phải có để thực hiện công việc.
Bảng PTCV sẽ là căn cứ quan trọng để xác định cấp bậc công việc chính xác, giúp các nhà quản lý bố trí, sử dụng lao động hợp lý, cán bộ lao động tiền lương xây dựng các hệ số tiền lương chính xác khoa học hơn. Từ đó xác định tiền lương, đơn giá tiền lương được công bằng hơn, người lao động cảm thấy được quan tâm thảo mãn với mức lương họ đạt được do vậy họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
Kiểm tra, đánh giá công việc
Việc kiểm tra nghiệm thu nhằm đánh giá đúng số lượng, chất lượng công việc thực hiện. Từ đó xác định đúng kết quả công việc để tiến hành trả lương đúng hao phí
lao động bỏ ra. Đồng thời nghiệm thu sản phẩm để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của công trình kịp thời phát hiện những sai sót để sữa chữa, điều chỉnh.
Vận dụng phương pháp thích hợp cho mỗi điều kiện cụ thể để kiểm tra nghiệm thu, kết hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phải rõ ràng.
Có thể sử dụng phương pháp xác suất đối với những công việc tốn nhiều thời gian, các sản phẩm đồng đều về kích cỡ như việc kiểm tra nghiệm thu một đoạn đường nào đó. Hoặc có khi cần thiết sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để kiểm tra chất lượng nền đá mặt đường.
Kiểm tra nghiệm thu phải thực hiện nhiều lần, liên tục trong các giai đoạn từ đàu đén khi kết thúc công trìnhcó hồ sơ ghi laị sau mỗi lần kiểm tra nghiệm thu nhưng cần phải thống nhất và tập hợp vào một hồ sơ gốc.
Kiểm ta nghiệm thu tiến hành ngay sau khi hoàn thành một công việc nhật định.
Khắc phục kịp thời những sai sót, xử lý các vi phạm tránh tái phạm. Sử dụng các phương pháp thưởng phạt gắn thu nhập với trách nhiệm của người lao động.