Xuất các giải pháp cho Việt Nam tại PCA

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 85)

4.2.2.1. Những kinh nghiệm quan trọng rút ra từ một số vụ việc tranh chấp chủ quyền biển đảo đã được giải quyết tại PCA

Qua việc nghiên cứu một số vụ việc tranh chấp chủ quyền biển đảo đã được giải quyết tại PCA, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất là vị trí địa lý: Thực tiễn xét xử tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan cho thấy vị trí địa lý hoàn toàn không phải là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đối với đảo cho dù đó là quốc gia có vị trí gần đảo nhất. Chủ quyền đối với đảo phải căn cứ vào các nguyên tắc của Luật quốc tế đó là phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo hoặc không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo nhưng đã thực hiện quyền chiếm hữu thực tế đối với đảo một cách công khai, liên tục mà không gặp phải sự phản đối hoặc tranh chấp của bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào khác. Xét tình hình thực tế trong khu vực quần đảo Trường sa của Việt Nam, có một số đảo đã bị một số quốc gia chiếm giữ trái phép, nếu xét về khoảng cách địa lý của các đảo này theo một số tài liệu đã công bố thì có khoảng cách tới đất liền gần với quốc gia chiếm đóng hơn so với Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh các đảo đó nằm trong quần đảo Trường Sa và của Việt Nam thông qua các chứng cứ pháp lý chứng minh Việt Nam đã thực thi chủ quyền một cách công khai và liên tục qua nhiều thế kỷ mà không gặp phải sự phản đối hay tranh chấp của bất kỳ quốc gia nào.

Thứ hai là chứng cứ bản đồ: Trong vụ tranh chấp giữa Eritrea và Yemen, cả hai quốc gia đã đưa ra rất nhiều chứng cứ bản đồ bao gồm các bản đồ do chính quốc

gia đó vẽ, bản đồ do bên thứ ba vẽ trong đó có những bản đồ được xuất bản bởi Liên hợp quốc để chứng minh chủ quyền của mình, tuy nhiên trong vụ việc này Tòa án đã lần lượt phủ nhận giá trị pháp lý của bản đồ trong xác lập chủ quyền của một quốc gia. Qua vụ việc này Việt Nam có thể rút kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý khi giải quyết các tranh chấp trên biển đông tại các cơ quan tài phán quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã sưu tập được rất nhiều bản đồ được vẽ tại nhiều thời điểm khác nhau và bởi nhiều chủ thể khác nhau. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên sử dụng những chứng cứ này để củng cố giá trị pháp lý của các chứng cứ khác. Không nên quá đề cao những chứng cứ này để có thái độ chủ quan và làm giảm sự tập trung vào sưu tầm các chứng cứ khác.

Thứ ba đối với yêu sách danh nghĩa lịch sử: với những yêu sách về danh nghĩa lịch sử thì quốc gia đó phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh sự tồn tại cơ sở pháp lý về quyền sở hữu của quốc gia đó trong lịch sử bao gồm sự thành lập lâu đời, liên tục và dứt khoát trên khu vực được coi là có danh nghĩa lịch sử, đây là cơ sở đầy đủ cho phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên trong vụ tranh chấp giữa Eritrea và Yemen, không quốc gia nào đưa ra bằng chứng thuyết phục Tòa án về sự tồn tại cơ sở pháp lý về quyền sở hữu của họ trong lịch sử, như sự thành lập lâu đời, liên tục và dứt khoát đối với những hòn đảo tranh chấp. Do vậy Tòa đã bác bỏ lý lẽ của các bên và không công nhận chủ quyền danh nghĩa lịch sử cho bất cứ bên nào.

Với những tranh chấp trên biển Đông hiện nay, Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm tới 80% diện tích biển Đông trên cơ sở cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”. Đây là một yêu sách hết sức phi lý và gặp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Theo thực tiễn quốc tế và nghiên cứu của Uỷ ban Luật pháp quốc tế một vùng biển được coi là “vùng nước lịch sử” phải hội tụ 3 yếu tố: một là, thực thi chủ quyền trên thực tế đối với vùng biển cụ thể; hai là, thực hiện quyền quản lý một cách liên tục trong một khoảng thời gian nào đó; ba là, sự ủng hộ của các nước khác đối với yêu sách đó. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không đáp ứng bất kỳ yếu tố nào trong 3 yếu tố nêu trên. Như vậy, dù nhìn từ bất cứ góc độ nào “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì yêu sách “đường lưỡi bò” đều không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của luật pháp quốc tế.

Thứ tư là bài học về đơn phương đưa vụ việc ra Tòa trọng tài: trong vụ việc tranh chấp giữa Barbados và Trinidad & Tobago, khi vụ việc đã trải qua một thời gian thương lượng, đàm phán kéo dài và không có dấu hiệu thành công thì bắt buộc các bên phải giải quyết tranh chấp theo các quy định tại Mục 2 phần XV của UNCLOS. Trong vụ việc này Barbados bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài theo điều 286 cũng như phù hợp với Phụ lục VII của UNCLOS. Trinidad & Tobago viện dẫn Điều 283 của UNCLOS để phản đối hành động của Barbados, Tòa trọng tài xét thấy những cuộc đàm phán kéo dài trong suốt 5 năm với 9 vòng đàm phán nhưng không đi đến kết quả. Trong điều kiện đó các bên có nghĩa vụ tuân theo những quy định tại Điều 74 (2) và 83 (2) của UNCLOS và Tòa trọng tài hoàn toàn có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp giữa hai nước.

Đối với Việt Nam hiện nay, với chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông, chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành những cuộc đàm phán với các bên liên quan để phân định biên giới/ranh giới trên biển và giải quyết những tranh chấp chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên nếu các cuộc đàm phán kéo dài không đi đến kết quả và đối phương liên tục có những hành động leo thang làm phức tạp thêm tình hình thì Việt Nam hoàn toàn có thể đơn phương đưa vụ tranh chấp ra Trọng tài quốc tế theo các quy định tại Mục 2 phần XV và phù hợp với Phụ lục VII của UNCLOS. Tuy nhiên để đơn phương đưa được vụ việc ra PCA và được PCA chấp thuận thì trong các vòng đám phán Việt Nam tránh thảo luận với đối phương về khả năng dẫn đến tình huống các bên phải sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.

4.2.2.2. Những phương thức đề xuất cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông

Như đã trình bày, những tranh chấp trên biển Đông có quy mô và tính chất khác nhau, việc lựa chọn cơ quan tài phán nào và sử dụng phương thức nào tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của từng loại tranh chấp. Việt Nam có thể lựa chọn phương thức xét xử hoặc sử dụng cơ chế tham vấn của Tòa án hoặc các cơ quan trọng tài. Đối với phương thức xét xử, sự lựa chọn ưu việt nhất cho

Việt Nam có thể là ITLOS hoặc ICJ, tuy nhiên, một Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS cũng là một lựa chọn mà Việt Nam có thể đề xuất với các bên tranh chấp.

Với kinh nghiệm hơn 100 năm phát triển, với những thẩm quyền đã được quy định trong Công ước La Haye 1899, Công ước La Haye 1907 và các văn bản ban hành sau đó, PCA đã giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến những tranh chấp về biển đảo với những Hội đồng trọng tài được thành lập trên cơ sở Phụ lục VII của UNCLOS (Xem thêm mục 1.1.1.2.(c)), ngoài ra, PCA đã thực hiện rất nhiều các yêu cầu pháp lý khác thông qua cơ chế tham vấn hoặc điều tra, hoặc là cơ quan đăng ký vụ việc.

Hiện nay, với vai trò là cơ quan đăng ký vụ việc, Ban thư ký của PCA đã tiếp nhận và đang thực hiện các bước theo quy tắc tố tụng của PCA đối với vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc phù hợp với các quy định tại Phụ lục VII của UNCLOS, đây là lần đầu tiên trong lịch sử một nước nhỏ đơn phương đưa một cường quốc ra cơ quan tài phán quốc tế theo các quy định của UNCLOS. Vụ kiện này đã không còn đơn thuần là vụ kiện tranh chấp chủ quyền giữa hai quốc gia mà nó còn có tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế. Nói như vậy vì yêu cầu của Philippines trong đơn khởi kiện Philippines yêu cầu Tòa tuyên bố cái gọi là “đường chín đoạn” theo tuyên bố của Trung Quốc, trong đó bao gồm gần như toàn bộ biển Đông, gồm cả vùng lãnh hải lẫn các đảo gần những nước láng giềng là bất hợp pháp theo UNCLOS. Ngoài ra, Philippines cũng mong muốn Tòa làm rõ quyền của Philippines đối với các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình cũng như quyền thực thi pháp luật của họ trong khu vực này. Yêu cầu của Philippines có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước có chung vùng biển Đông trong đó có Việt Nam, ngoài ra, với vai trò quan trọng trong giao thông hằng hải, tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu khoa học biển, biển Đông không chỉ có ý nghĩa đối với các nước trong khu vực mà còn có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới. Với phạm vi ảnh hưởng như vậy nên dù là một nước nhỏ nhưng Philippines không hề đơn độc trong cuộc chiến công lý này. Vụ kiện đã thu

hút sự quan tâm và ủng hộ của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong đó có Mỹ, ngoài ra Philippines cũng đang kêu gọi các nước có chung vùng biển Đông có tranh chấp với Trung Quốc tham gia vụ kiện hoặc tự mình nộp đơn khởi kiện phản đổi những yêu sách phi lý của Trung Quốc. Bản thân Philippines cũng đang nỗ lực theo đuổi vụ kiện khi nộp cho PCA 4000 trang tài liệu khẳng định chủ quyền của mình theo đúng thời hạn do PCA quy định cùng với tuyên bố của Tổng

thống Philippines rằng “Chúng tôi không muốn thách thức Trung Quốc hoặc khiêu

khích họ, nhưng tôi tin rằng họ phải thừa nhận việc chúng tôi cũng có quyền bảo vệ lợi ích của nước mình. Người dân Philippines tin rằng đó là cách thức đúng đắn”

(theo AFP). Hiện nay, dư luận thế giới đang tập trung sự chú ý vào từng đường đi nước bước của PCA trong vụ kiện này và mong chờ một phán quyết có lợi cho Philippines và phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo các chuyên gia luật quốc tế thì một phán quyết có lợi không chỉ được xem là một thắng lợi tinh thần cho Philippines mà còn giúp củng cố thêm sức mạnh của luật pháp quốc tế. Giáo sư Carl

Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Austraylia cho rằng: Việc sử dụng luật pháp

quốc tế có thể bị xem là “vũ khí của kẻ yếu” nhưng hầu hết quốc gia đánh giá tích cực nỗ lực của Philippines trong việc tạo ra một trật tự ổn định trong khu vực.

Một nội dung cũng rất được dư luận thế giới quan tâm là PCA sẽ sử dụng giải pháp nào để có thẩm quyền đưa ra phán quyết khi mà Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận bất cứ thủ tục nào quy định trong Điều 287 của UNCLOS dùng để phân xử các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới biển, vùng nước lịch sử và hoạt động quân sự. Theo nhiều nhà phân tích thì một giải pháp tốt cho PCA trong vụ kiện của Philippines là không xem xét vấn đề thẩm quyền trước mà sẽ xem xét đồng thời cả vấn đề thẩm quyền và nội dung thực chất của vụ kiện. Điều này đã có nhiều trong án lệ quốc tế. Hơn nữa, để xem xét vấn đề thẩm quyền về phán xét “đường 9 đoạn” thì nhất thiết phải đi vào xem xét các nội dung cụ thể liên quan đến yêu sách này, xem nó có phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 hay không? Theo một số nguồn tin thì trong Quy tắc tố tụng của Toà Trọng tài được thông qua cuối tháng 8/2013 đã có quy định về việc xem xét đồng

thời cả 2 vấn đề thẩm quyền và nội dung thực chất của vụ kiện. Dường như các Trọng tài viên đã lường trước được những khó khăn, phức tạp của vụ kiện nên đã chuẩn bị cho khả năng này.

Như vậy, cả về phương diện pháp lý cũng như thực tiễn, PCA hoàn toàn có đủ khả năng và những kỹ năng cần thiết để giải quyết những tranh chấp của Việt Nam trên biển Đông nếu như Việt Nam lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại PCA và Việt Nam nên lựa chọn PCA để giải quyết các tranh chấp hiện nay. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, học viên xin được đề xuất một số phương thức áp dụng cho cho một số khu vực tranh chấp trên biển Đông hiện nay như sau:

a. Phương thức giải quyết tranh chấp đối với phân định biển Việt Nam – Campuchia:

Vùng biển Việt Nam - Campuchia nằm trong vịnh Thái Lan, là phần phía Tây của biển Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên bờ biển phía Nam của lục địa Đông Dương, trải dài từ vĩ tuyến 5° đến 14° Bắc và từ kinh tuyến 99° đến 105° Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở mũi Cà Mau tại 8°36’ Bắc - 102°21’ Đông. Vùng biển Việt Nam - Campuchia là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385km (208 hải lý). Ngoài ra vịnh có khoảng 200 đảo, đảo nhỏ chủ yếu tập trung vào phần phía Đông và gần bờ biển. Đó là yếu tố làm phức tạp hóa không những việc phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia mà còn cả đối với việc phân định biển giữa một bên là Campuchia và Việt Nam với bên kia là Thái Lan [6].

Ngày 7/7/1982, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử

giữa hai nước, trong đó thoả thuận “lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm

đường phân chia các đảo trong khu vực này” và “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp… để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước”. Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường

phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển.

Từ cuộc đàm phán cấp chuyên viên về biên giới lãnh thổ giữa hai nước năm 1988 tới nay, phía Campuchia đã chính thức đưa ra đề nghị lấy đường Brévié làm đường biên giới trên biển giữa hai nước. Tuy vậy, các đảng phái chính trị đối lập khác ở Campuchia luôn lợi dụng vấn đề nhạy cảm về biên giới lãnh thổ để công kích đảng cầm quyền, tuyên chiến gây thù hận giữa hai dân tộc, cho rằng Việt Nam chiếm đất và các đảo của họ trong vịnh Thái Lan (kể cả đảo Phú Quốc). Việt Nam không chấp nhận phương án trên, khẳng định đường Brévié chưa bao giờ là một

đường “biên giới hiện tại” trên biển giữa Việt Nam và Campuchia. Lý do Việt Nam

không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới trên biển giữa hai nước là vì không có cơ sở về lịch sử, pháp lý và thực tiễn để chứng minh và là cách làm đi ngược lại với nguyên tắc công bằng trong phân định biển đã được pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế thừa nhận.

Thực tiễn cho thấy phân định biển Việt Nam - Campuchia là một quá trình

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)