Những hạn chế của phương thức PCA

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 82)

Phải có sự đồng thuận của các bên tranh chấp: Một trong những yêu cầu để PCA chấp thuận giải quyết vụ việc là phải có sự đồng thuận của các bên liên quan đến tranh chấp. Sự đồng thuận phải được thể hiện trong Thông báo trọng tài hoặc trong các điều khoản trọng tài quy định trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, trong các Hợp đồng hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý khác.

Hiện nay các phán quyết của PCA chưa có một cơ chế đảm bảo cho việc thực thi các phán quyết này. Mặc dù các phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm và có giá trị ràng buộc với các bên, tuy nhiên việc tuân thủ và thực thi các phán quyết lại phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất cứ chế tài nào để

đảm bảo việc thi hành. Nội dung này dù đã được đề cập trong các Công ước La Haye 1899 (Điều 22) và Công ước La Haye 1907 (Điều 43) tuy nhiên trên thực tế nghĩa vụ này vẫn ít được quan tâm. Câu hỏi về việc tuân thủ và thực thi phán quyết là một trong những nội dung PCA nhận được nhiều nhất trong những năm qua và đó cũng là một trong những hạn chế rất lớn của phương thức PCA. Tuy nhiên, trong Quy tắc trọng tài PCA năm 2012, ban soạn thảo đã thổi một luồng sinh khí mới cho một ý tưởng cũ, tại Điều 34 (7) Quy tắc đã quy định các bên trong các tranh chấp chỉ liên quan giữa các quốc gia có nghĩa vụ báo cáo cho Văn phòng quốc tế về việc thực thi

phán quyết của Hội đồng trọng tài (nguyên văn điều khoản “In cases involving only

States, the parties shall communicate to the International Bureau the laws, regulations, or other documents evidencing the execution of the award”).

Chi phí trọng tài đặc biệt là chi phí trả cho các Trọng tài viên có kinh nghiệm đang là một trong những thách thức đối với các bên tranh chấp trong việc lựa chọn phương thức Trọng tài. Đối với PCA, nơi mà hầu như các thủ tục trọng tài liên quan đến ít nhất một quốc gia và chi phí trọng tài được trả từ ngân sách quốc gia thì đây cũng là một hạn chế so với các thiết chế giải quyết tranh chấp khác (ICJ). Để khắc phục hạn chế này, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 đã thực hiện một số bước để kiểm soát chi phí trọng tài không cho vượt quá mức phí theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL đã được sửa đổi năm 2010. Ngoài ra, trước khi áp dụng mức phí, Hội đồng trọng tài sẽ gửi cho các bên tranh chấp đề xuất mức phí và các chi phí giải quyết tranh chấp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản đề xuất, bất cứ bên nào có thể đề xuất Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm (Tổng thư ký PCA) xem xét lại. Nếu Tổng thư ký xét thấy đề xuất chi phí của Hội đồng trọng tài không phù hợp thì có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết, những điều chỉnh này có giá trị ràng buộc đối với Hội đồng trọng tài.

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 82)