Vụ tranh chấp biên giới trên biển giữa Barbados và Trinidad &

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 71)

Tobago (năm 2006)

3.2.3.1. Giới thiệu chung

Barbados và Trinidad & Tobago đều là hai đảo quốc nằm trên vùng biển Caribe. Barbados là đảo cực nhỏ trong số các đảo thuộc khu vực Caribe, nằm ở phía đông quần đảo Lesser Antilles và West Indies. Barbados là một quốc gia độc lập kể từ ngày 30/11/1966, theo chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ nghị viện (Anh). Cộng hòa Trinidad & Tobago là một nước nằm ở phía nam biển Caribe. Nước quốc đảo này gồm hai đảo chính là Trinidad và Tobago, và 21 đảo nhỏ. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80km và chiều rộng trung bình là 59km. Tobago là 41km dài và 12km ở điểm rộng

nhất. Đảo lớn và đông dân hơn là Trinidad, Tobago nhỏ hơn. Vì có vị trí địa lý gần nhau nên vùng biển của Barbados và Trinidad & Tobago tiếp giáp nhau.

Tháng 1 năm 1978, Barbados ban hành Luật quy định về đường biên giới và quyền tài phán trên biển. Đạo luật đã quy định đường biên giới trên biển cũng như xác định các vùng biển thuộc chủ quyền của Barbados. Năm 1986 Trinidad & Tobago ban hành “Luật về vùng nước quần đảo và vùng đặc quyền kinh tế” trên cơ sở các quy định của Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển.

Ngày 18/4/1990, Trinidad & Tobago đã ký với Venezuela Hiệp định phân định đường biên giới biển và vùng đáy biển. Hiệp định này được thay đổi, bổ sung bởi Hiệp định ngày 23/7/1991 giữa hai nước. Hiệp định ghi nhận một số vùng biển được xác định là thuộc chủ quyền của Trinidad & Tobago trong khi Barbados đã tuyên bố chủ quyền. Đây là nguyên do chính dẫn đến mâu thuẫn xung đột giữa 02 nước từ năm 1990 – 2004.

Ngày 16 tháng 2 năm 2004 Barbados đã nộp một bản báo cáo về sự phân xử và tuyên bố yêu cầu bồi thường, yêu cầu “Thống nhất đường ranh giới biển, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Barbados với Cộng hòa Trinidad và Tobago theo quy định tại các Điều 74 và 83 của UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển)”.

3.2.3.2. Xác lập Tòa trọng tài

Bằng một thông báo trọng tài, ngày 16 tháng 02 năm 2004, Barbados đã bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài liên quan đến phân định ranh giới biển duy nhất giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc về Barbados với Cộng hòa Trinidad & Tobago theo điều 286 cũng như phù hợp với Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Tuy nhiên Trinidad & Tobago cho rằng những bất đồng trong thực tế giữa hai nước đang được giải quyết bằng đàm phán và chưa căng thẳng đến mức trở thành một tranh chấp và bản thân việc đàm phán giữa hai nước cũng chưa đủ điều kiện để được coi là cuộc trao đổi ý kiến giữa các bên. Vì vậy theo Điều 283 của UNCLOS, trường hợp này chưa thể dẫn đến việc hai nước phải chọn một trong những cách giải quyết

được nêu ra ở Phần XV của UNCLOS. Ngoài ra Trinidad & Tobago cũng viện dẫn Điều 287 của UNCLOS để chứng minh rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ cũng như thẩm quyền đối với những yêu sách của Barbados về việc đánh bắt cá của ngư dân Barbados trong vùng đặc quyền kinh tế của Trinidad & Tobago.

Trong vụ việc này, câu hỏi được đặt ra là liệu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Barbados và Trinidad & Tobago theo như yêu cầu của Barbados hay không? Và nếu có thì thẩm quyền ấy của Tòa có bị giới hạn bời một điều khoản nào không?

Barbados xác nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài dựa trên những quy định của phần XV về giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là Điều 286, 287, 288 và phù hợp với Phụ lục VII của UNCLOS. Barbados lập luận rằng những điều khoản này đã xác định thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài là hiển nhiên bất kể theo đề nghị của bên tranh chấp nào. Nếu không bên nào có một tuyên bố gì theo Điều 298 của UNCLOS (về phương án thay thế cho những biện pháp giải quyết tranh chấp được liệt kê ở phần XV) cũng như không bên nào đưa ra một tuyên bố chính thức nào về việc chọn một hình thức đặc biệt nào cho việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo Điều 287 của UNCLOS thì việc giải quyết vụ việc theo thủ tục trọng tài là hoàn toàn có cơ sở pháp lý.

Trinidad & Tobago phản ứng lại những lập luận của Barbados, cho rằng Barbados đang cố tình lòng vòng để tránh những điều kiện đầu tiên để thành lập một Tòa trọng tài theo quy tắc được quy định bởi UNCLOS. Trinidad & Tobago cho rằng sự nhất trí của cả hai bên là cần thiết trước khi chuyển từ hình thức đàm phán theo Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS sang sử dụng những biện pháp giải quyết tranh chấp được đưa ra trong phần XV của UNCLOS.

Thực tiễn của vụ việc, tranh chấp giữa hai nước đã kéo dài suốt 5 năm với 9 vòng đàm phán bất thành, Barbados cho rằng khả năng hai nước tự hòa giải là rất ít và việc yêu cầu sự giải quyết của trọng tài là thực sự cần thiết. Ngoài ra, cũng không có một điều khoản nào trong UNCLOS xác nhận rằng bất cứ một bên tranh chấp nào có quyền đơn phương kéo dài những cuộc đàm phán không hạn định để tránh việc phải chập thuận sự giải quyết tranh chấp từ một bên thứ ba.

Tòa trọng tài khẳng định rằng, hai bên đã kí kết tham gia UNCLOS, theo đó, cả hai bên đều bị ràng buộc bởi các thủ tục giải quyết tranh chấp quy định tại phần XV của UNCLOS đối với bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS. Mục 2 phần XV quy định về thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định ràng buộc, điều mà chỉ được áp dụng khi việc giải thích hay áp dụng theo các quy định tại Mục 1 không thành. Điều 287 của UNCLOS cho phép các bên lựa chọn thủ tục cho việc giải quyết tranh chấp giữa họ theo hình thức tuyên bố bằng văn bản về việc lựa chọn một trong số các biện pháp đặc biệt để giải quyết những tranh chấp đã được quy đinh trong Điều 287, khoản 1. Theo khoản 3 của điều này quy định thì cả hai bên được coi là chấp nhận theo trong tài và phù hợp với phụ lục VII của UNCLOS.

Tòa trọng tài xét thấy những cuộc đàm phán kéo dài trong suốt một khoảng thời gian đáng kể giữa hai bên đã không đi đến kết quả. Trong điều kiện đó, nghĩa vụ của các bên là tuân theo những quy định tại Điều 74 (2) và 83 (2) nói rằng hai bên cần phải sử dụng đến những biện pháp giải quyết tranh chấp đã được nêu trong phần XV của UNCLOS và Tòa trọng tài hoàn toàn có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp giữa hai nước và Tòa quyết định:

Tòa trọng tài có thẩm quyền phân định ranh giới bằng việc vẽ một đường ranh giới đơn, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thích hợp với mỗi bên trong phần nước mà đòi hỏi của mỗi bền trong phần đó chồng chéo lên nhau.

Thẩm quyền của Tòa trong các khía cạnh trên bao gồm sự phân định ranh giới biển liên quan đến phần lục địa mở rộng thêm 200 hải lý.

Trong khi Tòa có thẩm quyền xem xét những ảnh hưởng có thể có liên quan đến đường ranh giới trong tương lai của hoạt động đánh bắt cá của người Barbados trong vùng nước bị ảnh hưởng bởi sự phân định ranh giới, Tòa không có thẩm quyền đưa ra quyết định liên quan đến cách thức đánh cá phù hợp có thể áp dụng trong vùng nước mà có thể được quyết định là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của Trinidad & Tobago.

tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển giữa Barbados và Trinidad & Tobago. Tòa án không có thẩm quyền đối với ranh giới trên biển giữa một trong các bên với các nước thứ ba, và phán quyết của Tòa án không làm phương hại đến vị trí của bất kỳ nước nào đối với bất kỳ ranh giới nào như vậy.

Từ những lập luận được các bên đưa ra và quyết định của Tòa trọng tài, ngày 15/06/2004 các bên tranh chấp đã gửi văn bản cho Tổng thư ký của PCA xác nhận chấp nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

Một Tòa án trọng tài được thành lập gồm 5 thành viên: Thẩm phán Stephen M. Schwebel (Chủ tịch), Giáo sư Vaughan Lowe, Ông Ian Brownlie, Giáo sư Francisco Orrego Vicuna, và Sir Arthur Watts. Ông Dane Ratiff được đề cử là người lưu trữ các tài liệu và thư ký tòa là bà Bette Shifman (bà Shifman sau đó được thay thể bởi bà Anne Joyce). The Hague được chọn là nơi diễn ra quá trình xét xử của Tòa trọng tài, địa điểm đăng ký hồ sơ là PCA.

3.2.3.3. Lập luận của các Bên

Cả hai nước Barbados và Trinidad & Tobago là các bên tham gia UNCLOS, công ước đa phương chủ yếu liên quan đến không chỉ các vấn đề về phân định nói chung mà còn có vai trò trong rất nhiều các nhân tố khác liên quan đến việc thực hiện phân định ranh giới. Điều ước quốc tế song phương giữa các bên và giữa mỗi bên và các nước thứ ba cũng có thể có một mức độ ảnh hưởng nhất định trong việc phân định. Trong một vấn đề mà đã gia tăng rất mạnh trong vòng 60 năm qua, luật tục cũng có một vai trò đặc biệt, cùng với quyết định của Tòa án và Trọng tài giúp định hướng cho những suy xét được áp dụng cho bất kỳ quá trình phân định nào.

Cả Barbados, Trinidad & Tobago đều đồng ý rằng việc phân định phải được thực hiện bởi phương pháp khoảng cách đều/những trường hợp tương tự. Các bên cũng đồng ý rằng Tòa án nên chuyển từ giả thuyết đường cách đều tạm thời có tính đến xem xét nhưng trường hợp tương tự để có thể đạt đến việc xác lập một đường phân định hiệu quả.

Tuy nhiên, cách thực hiện của các bên có sự khác biệt về nguyên tắc phân định được áp dụng trong vụ việc này. Trong khi Barbados khẳng định phương án

khoảng cách đều/trường hợp tương tự là phương án riêng đã quy định trong luật quốc tế và đôi khi có những ngoại lệ thì Trinidad & Tobago cương quyết rằng khoảng cách đều không phải là phương án bắt buộc của việc hoạch định ranh giới và không có giả thuyết nào nói khoảng cách đều là một nguyên tắc quản lý. Sở dĩ có sự khác nhau trong cách tiếp cận của các bên do xuất phát từ luật trong nước của mỗi bên, của Barbados là Luật biên giới và chủ quyền năm 1798 và của Trinidad & Tobago là Luật quần đảo Trinidad & Tobago.

Trinidad & Tobago duy trì ý kiến rằng để sự hoạch định ranh giới có kết quả thì cần phân biệt giữa hai khu vực địa lý khác nhau đó là Khu vực Caribe và Khu vực Atlantic. Khu vực Caribe là khu vực nằm giữa các đảo của Barbados và Tobago và kéo dài từ ba điểm giao nhau giữa đường biên giới của các bên với đường biên giới của Sant Vincent và Grenadines tới điểm A – điểm được ghi nhận trong Tuyên bố của Trinidad & Tobago như là điểm rẽ thích hợp của đường cách đều. Khu vực Atlantic nằm về phía Tây Đại Dương.

Barbados lập luận rằng những bờ biển có liên quan của hai nước là tất cả các vị trí mà đối diện nhau và không có một lý lẽ nào tạo ra sự khác biệt giữa khu vực Caribbean và Atlantic. Điều này khẳng định rằng nguyên tắc khoảng cách đều là có thể áp dụng để vẽ một đường cách đều trọn vẹn.

Tòa án không tìm ra được sự khác biệt nào về đặc điểm địa lí trong khu vực tranh chấp giữa vùng Caribbean và vùng Atlantic mang tính thuyết phục. Không có vùng nước nào được mô tả giống như một dải đất hẹp, một đường hành lang chính trị hay một con kênh, cũng không phải một vịnh biển mà có những vị trí hướng ra biển. Về mặt này, các đặc điểm địa lý của khu vực tranh chấp này là hoàn toàn khác với khu vực đã được phân định giới hạn ở Biển Bắc, cũng khác với mối quan hệ không gian giữa eo biển Anh và vùng tiếp giáp phía Tây hay những vùng nước hẹp liên quan đến vụ tranh chấp giữa Qatar v Bahrain (I.C.J. Báo cáo năm 2001, p.40). Đặc điểm địa lý trong vụ việc này cũng khác với Vịnh Maine và những điểm hướng ra phía Đại Tây Dương, mối quan hệ không gian giữa các bờ biển của các bên không bị gián đoạn bởi bất kỳ sự thu hẹp nào tại các mũi đất hay những chỗ nhô lên.

Tòa án lưu ý rằng việc áp dụng theo UNCLOS là như nhau trong cả hai trường hợp: Điều 74 và Điều 83 không phân biệt giữa các bờ biển đối diện và lân cận, theo đó không có lý do để tiếp cận quá trình phân định từ quan điểm phân biệt giữa các bờ biển đối diện và lân cận và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi khu vực.

3.2.3.4. Nội dung phán quyết PCA

Trên cơ sở quan điểm của hai bên và kết quả của các phiên tranh luận trực tiếp, ngày 11/4/2006 Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết xác định một cách chi tiết, cụ thể vị trí đường biên giới trên biển giữa Barbados và Trinidad & Tobago theo hướng điều chỉnh vị trí mà mỗi bên yêu sách một phần. Tòa án kết luận biên giới biển giữa Barbados và Trinidad & Tobago sẽ chạy như mô tả Trong bản đồ V.

Bản đồ V. Bản đồ thể hiện đường biên giới trên biển giữa Barbados và Trinidad & Tobago theo phán quyết của Hội đồng trọng tài

Đường phân định đó là khoảng cách bằng nhau từ mức nước thấp nhất của Barbados và từ điểm rẽ gần nhất của đường cơ sở quần đảo của Trinidad và Tobago với các vùng biển của nước thứ ba về phía Tây của Trinidad & Tobago và Barbados. Đường phân định sau đó tiến về hướng Nam - Đông như một loạt các đoạn đường trắc địa, từng điểm rẽ là điểm cách đều từ mức nước thấp nhất của Barbados và từ điểm rẽ gần nhất hoặc các điểm của đường cơ sở. Đường phân định có các tọa độ:

1. Đường phân định là một loạt các đường trắc địa nối các điểm theo thứ tự được liệt kê:

2. 12° 19.56′B, 60° 16.55′T 3. 12° 10.95′B, 59° 59.53′T 4. 12° 09.20′B, 59° 56.11′T 5. 12° 07.32′B, 59° 52.76′T 6. 11° 45.80′B, 59° 14.94′T 7. 11° 43.65′B, 59° 11.19′T 8. 11° 32.89′B, 58° 51.43′T 9. 11° 08.62′B, 58° 07.57′T 10. 11° 03.70′B, 57° 58.72′T

11.Điểm 11* là điểm giao nhau của đường biên giới biển phía Nam vùng đặc quyền kinh tế giới hạn 200 hải lý của của Trinidad &Tobago, điểm có tọa độ địa lý là: 10 ° 58.59 'N, 57 ° 07.05' W.

2. Các đường phân định kéo dài từ điểm 2 nêu trên, dọc theo đường trắc địa với góc phương vị ban đầu là 297 ° 33'09 "cho đến khi nó gặp giao lộ với vùng biển của một nước thứ ba, mà điểm giao nhau là điểm 1* của Quyết định này.

Quyết định của Tòa trọng tài:

Ranh giới hàng hải quốc tế giữa Barbados và Cộng hòa Trinidad và Tobago là một loạt các đường trắc địa nối các điểm theo thứ tự được liệt kê như quy định tại đoạn 382 của phán quyết này (các tọa độ như trích dẫn bên trên);

Tuyên bố của các bên không phù hợp với đường phân định ranh giới này không được chấp nhận;

Trinidad & Tobago và Barbados có nghĩa vụ thống nhất các biện pháp cần thiết để bảo đảm duy trì và phát triển trữ lượng hải sản, đàm phán trên tinh thần hợp tác, tin tưởng để đi đến một thỏa thuận cho phù hợp với quyền được tham gia đánh bắt cá của ngư dân Barbados trong vùng đặc quyền kinh tế của Trinidad & Tobago, phải chịu sự hạn chế về các quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận với Trinidad & Tobago nhằm bảo tồn và quản lý nguyền tài nguyên sinh vật biển trong phạm vi thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 71)