Tình hình tranh chấp biển Đông hiện nay

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 83)

khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (phía Tây Nam), Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Những tranh chấp ở biển Đông hiện nay đang rất phức tạp, liên quan đến nhiều nước trong và ngoài khu vực. Có nhiều loại tranh chấp điển hình là: tranh chấp chủ quyền các đảo, tranh chấp vùng biển liên quan đến các đảo có tranh chấp và tranh chấp phân định biển không liên quan đến chủ quyền. Theo số lượng các bên tranh chấp có tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung quốc trên quần đảo Hoàng Sa và tranh chấp liên quan đến phân định biển khu vực ngoài cửa Vinh Bắc Bộ; Phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Indonexia; phân định ranh giới thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia; Phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Campuchia trong Vịnh Thái Lan. Tranh chấp năm nước/sáu bên trên quần đảo Trường Sa (Bruney, Malaysia, Philiipines, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan). Theo dạng tranh chấp có các tranh chấp về hàng hải, về tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên không sinh vật biển (như dầu khí, khoáng sản biển...), tranh chấp về đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển, ngoài ra ở Biển Đông còn có những vấn đề liên quan đến lợi ích của cả các nước ngoài khu vực chẳng hạn như vấn đề hoà bình ổn định và tự do, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực; yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đe dọa hoà bình ổn định, tự do, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông và bị cả cộng đồng quốc tế lên án… Tranh chấp vùng biển cũng liên quan chặt chẽ đến xác định chế độ các đảo. Giải quyết phân định biển giữa các quốc gia sẽ khác khi đảo có lãnh hải 12 hải lý so với khi đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa riêng [7]. Dù phân loại theo tiêu chí nào thì các tranh chấp trên đều có liên quan đến Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Để tìm ra giải pháp công bằng, hợp lý cho các tranh chấp ở Biển Đông cần sử dụng cơ chế và công cụ nào là một câu hỏi đặt ra với các nhà nghiên cứu. Theo Điều 287 của UNCLOS, để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS, các bên liên quan có thể thỏa thuận lựa chọn một hay nhiều biện pháp như: Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hợp quốc (ITLOS, hay còn được gọi là Tòa án quốc

tế về Luật biển); Tòa án công lý quốc tế (ICJ); Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của UNCLOS; hoặc đưa ra một Toà trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông biển... được thành lập theo đúng Phụ lục VIII của UNCLOS. Với tư cách là thành viên của UNCLOS, Việt Nam có thể lựa chọn một trong các cơ quan tài phán trên để giải quyết tranh chấp, nhưng Việt Nam chọn cơ quan tài phán nào và sử dụng phương thức nào để đạt được kết quả tốt nhất?

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 83)