Theo các quy tắc tố tụng ban hành sau Công ước La Haye

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 37)

2.2.2. Theo các quy tắc tố tụng ban hành sau Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye 1907 Công ước La Haye 1907

Như đã trình bày ở trên, sau Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye 1907, PCA đã ban hành rất nhiều quy tắc tố tụng áp dụng cho các loại tranh chấp giữa các chủ thể khác nhau, đặc biệt có thể kể đến 04 quy tắc bao gồm: Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài giữa hai quốc gia (1992); Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết các tranh chấp bằng hình thức trọng tài giữa hai bên mà chỉ có một bên là quốc gia (1993); Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết các tranh chấp bằng hình thức trọng tài liên quan đến tổ chức quốc tế và quốc gia (1996); Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết các tranh chấp bằng hình thức trọng tài giữa tổ chức quốc tế và bên cá nhân (1996). Việc có nhiều quy tắc tố tụng trọng tài được ban hành một mặt tạo điều kiện cho các bên tham gia tranh chấp có nhiều khả năng lựa chọn khác nhau khi tham gia giải quyết tranh chấp tại PCA. Tuy nhiên, đôi khi điều này là không cần thiết bởi các quy tắc tố tụng trọng tài có nội dung tương tự nhau. Một vấn đề nữa đặt ra là liệu các bên có được quyền lựa chọn bất kỳ quy tắc tố tụng trọng tài nào hay không. Điều này đã không được giải quyết tại các công ước thành lập ra Tòa trọng tài thường trực La Haye bởi vì phần lớn các quy tắc tố tụng đều được ban hành sau thời điểm ban hành các công ước La Haye và cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này. Để giải quyết hạn chế này, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 ra đời và có hiệu lực từ ngày 17/12/2012 đã tổng hợp nội dung của 4 bộ Quy tắc trọng tài trên nhưng lại không làm mất đi hiệu lực của các bộ quy tắc đó.

Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 được soạn thảo tương tự các quy tắc của UNCITRAL đã được cập nhật lần cuối vào năm 2010. Tuy nhiên, ban soạn thảo, đứng đầu là giáo sư Paulsson đã rất nỗ lực để tạo cho Bộ quy tắc mới này có tính riêng biệt và linh hoạt hơn so với Quy tắc của UNCITRAL nhằm phản ánh các yếu tố pháp lý quốc tế chung có thể phát sinh trong các tranh chấp liên quan đến một

nhà nước, Dân tộc có quyền tự quyết hoặc Tổ chức liên chính phủ, cho biết vai trò của Tổng thư ký và Văn phòng quốc tế của PCA và nhấn mạnh đến tính linh hoạt và tự chủ của các bên. Có thể kể ra một số quy định riêng của Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 so với Quy tắc của UNCITRAL như sau:

- Điều khoản về miễn trừ quốc gia quy định: Thỏa thuận của một Quốc gia,

Dân tộc có quyền tự quyết hoặc Tổ chức liên chính phủ xét xử trọng tài theo quy tắc này với một bên không phải là quốc gia, Dân tộc có quyền tự quyết hoặc Tổ chức liên chính phủ dẫn đến việc từ bỏ quyền miễn trừ tài phán cũng như các quyền khác liên quan đến vụ tranh chấp mà bên đó không có được các quyền đó, sự từ bỏ quyền miễn trừ thi hành phán quyết trọng tài phải được thể hiện một cách rõ ràng (Điều 1, đoạn 2, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012).

- Một tòa án ngầm mặc định 3 Trọng tài viên nhưng các bên có thể lựa chọn

01 Trọng tài viên duy nhất hoặc 5 Trọng tài viên. Trọng tài viên được lựa chọn không giới hạn trong danh sách của PCA. Những quy định về Hội đồng trọng tài gồm 3 hoặc 5 Trọng tài viên sẽ hoạt đồng như thế nào và khả năng tiếp tục phiên điều trần nếu như có một hoặc một số trọng tài viên vắng mặt tại phiên điều trần. Theo đó, nếu một hoặc nhiều hơn một Trọng tài viên vắng mặt tại phiên điều trần thì trừ khi các Bên có thỏa thuận khác, các trọng tài viên còn lại có toàn quyền quyết định tiếp tục thủ tục trọng tài và thực hiện bất kỳ sự phân xử, quyết định hoặc phán quyết nào bất kể vắng mặt một trọng tài viên.

- Làm rõ vai trò của Tổng thư ký, Văn phòng quốc tế của PCA trong việc quản lý các vụ kiện: sự tham gia của ít nhất một quốc gia, Dân tộc có quyền tự quyết hoặc tổ chức liên chính phủ là không cần thiết cho thẩm quyền xét xử khi mà các bên đồng ý giải quyết tranh chấp theo Quy tắc trọng tài PCA năm 2012. Tuy nhiên, khi Tổng thư ký xác định không có sự tham gia của ít nhất một quốc gia, Dân tộc có quyền tự quyết hoặc tổ chức liên chính phủ với tư cách là một bên tranh chấp thì Tổng thư ký, trong chức năng và quyền hạn của mình, có thể quyết định hạn chế vai trò của PCA cũng như vai trò của Văn phòng quốc tế trong các thủ tục tố tụng đã được thừa nhận bởi hội đồng trọng tài theo Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 (Điều 1, đoạn 4, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012).

- Thừa nhận các tài liệu đính kèm các yêu cầu bồi thường có thể bao gồm các Công ước, Điều ước quốc tế hoặc các văn kiện của các tổ chức quốc tế.

- Việc áp dụng luật quốc tế trong tranh chấp giữa các quốc gia và các quy tắc

của các tổ chức liên chính phủ như là một phần của luật mà nó có liên quan.

- Trong giải quyết các tranh chấp đa bên liên quan đến các quốc gia, Dân tộc

có quyền tự quyết, tổ chức liên chính phủ, và bên cá nhân; quy tắc mới cho phép sự tham gia của bên thứ ba trong các cuộc họp đa bên của Hội đồng trọng tài, cho dù họ không có vai trò đặc biệt trong việc củng cố chứng cứ liên quan đến tranh chấp.

2.2.2.1. Sơ đồ quy trình thủ tục tố tụng theo Quy tắc trọng tài PCA năm 2012

Quy trình thủ tục tố tụng theo Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 có thể biểu đạt theo sơ đồ sau [30]:

Sơ đồ 2.2. Quy trình thủ tục tố tụng theo Quy tắc trọng tài PCA năm 2012

Các bƣớc Nội dung Trách nhiệm thực hiện Điều khoản áp dụng

Bước 1

Thông báo trọng tài (Bên khởi kiện) và Trả lời thông

báo trọng tài (Bên bị kiện)

Bên khởi kiện (Claimant)

Bên bị kiện (Respomdent) Điều 3 Điều 4

Bước 2 Cử người đại diện và Trợ lý

Bên khởi kiện

Bên bị kiện Điều 5

Bước 3

Thành lập Hội đồng

trọng tài Bên khởi kiện Bên bị kiện

Tổng thư ký của PCA

Điều 7 đến Điều 13

Bước 4 Tiến hành tố tụng trọng tài

Bên khởi kiện, Bên bị kiện, Hội đồng trọng tài và

các bên liên quan khác

Điều 17 đến Điều 32

Bước 5

Phán quyết trọng tài Hội đồng trọng tài Điều 33

Điều 34

Bước 6

Thanh toán phí trọng tài Bên khởi kiện

2.2.2.2. Nội dung quy trình

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp theo Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 bao gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Thông báo trọng tài (Notice of Arbitration).

Bên khởi kiện (sau đây gọi là Nguyên đơn hoặc Claimant) sẽ gửi cho bên bị kiện (sau đây gọi là Bị đơn hoặc Respondent) và Văn phòng quốc tế của PCA (International Bureau) một Thông báo trọng tài (Điều 3, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012). Nội dung của Thông báo trọng tài bao gồm các nội dung sau:

(a) Xác định phạm vi và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;

(b)Tên và địa chỉ của các bên tham gia vụ tranh chấp;

(c) Những vấn đề yêu cầu Trọng tài giải quyết;

(d)Những quy tắc, quy định, thỏa thuận, hợp đồng, công ước, hiệp ước, văn

kiện thành lập tổ chức liên quan đến tranh chấp;

(e) Tóm tắt những nội dung khác liên quan đến tranh chấp;

(f) Giải pháp đề xuất để giải quyết tranh chấp;

(g)Đề xuất số lượng Trọng tài viên, ngôn ngữ và địa điểm tiến hành tố tụng

trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận trước đó.

Thông báo trọng tài cũng có thể bao gồm một trong các nội dung sau:

(a) Đề xuất bổ nhiệm Trọng tài viên duy nhất theo quy định tại Điều 8.

(b) Thông báo về việc chỉ định trọng tài theo quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo trọng tài hoặc thời hạn khác theo quy định của Văn phòng quốc tế, Bị đơn phải gửi cho Nguyên đơn và Văn phòng quốc tế một bản Trả lời thông báo trọng tài (Response to the Notice of Arbitration) (Điều 4, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012), trong đó bao gồm các nội dung:

(a) Tên và địa chỉ của bị đơn

(b)Trả lời của bị đơn về các thông tin trong Thông báo trọng tài về điều khoản trong tài được viện dẫn và đề xuất số lượng Trọng tài viên, ngôn ngữ và địa điểm tiến hành tố tụng.

Bản trả lời cũng có thể bao gồm một trong các nội dung sau:

(a) Lời biện hộ rằng việc thành lập một Hội đồng trọng tài theo quy tắc này

là thiếu thẩm quyền.

(b)Đề xuất bổ nhiệm một trọng tài duy nhất theo quy định tại Điều 8.

(c) Thông báo chỉ định trọng tài theo quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10.

(d)Mô tả ngắn gọn phản tố hoặc yêu cầu bổ sung nếu có, kể cả những giải

pháp đề xuất để giải quyết tranh chấp.

(e)Một thông báo trọng tài theo quy đinh tại Điều 3 trong trường hợp Bị

đơn đưa ra một yêu cầu phản đối một bên tham gia thỏa thuận trọng tài khác với Nguyên đơn.

Bƣớc 2: Cử người đại diện và trợ lý (Representation and Assistance)

Điều 5 của Quy tắc quy định, đối với các tranh chấp liên quan đến quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ thì các bên sẽ chỉ định Tổ chức đại diện của mình. Đối với các tranh chấp liên quan đến các chủ thể khác thì mỗi bên chỉ định người đại diện của mình.

Tên, địa chỉ của Tổ chức đại diện, người đại diện và các trợ lý (nếu có) phải được gửi cho tất cả các bên, Văn phòng quốc tế và Hội đồng trọng tài trong đó phải nêu rõ người được chỉ định với tư cách là người đại diện hoặc là trợ lý. Trường hợp người thực hiện với tư cách là Tổ chức đại diện hoặc người đại diện của một bên thì Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của bất kỳ bên nào, vào bất cứ thời điểm nào yêu cầu cung cấp giấy tờ pháp lý chứng minh tư cách đại diện của người đó.

Bƣớc 3: Thành lập Hội đồng trọng tài

a. Chỉ định Trọng tài viên và thành lập Hội đồng trọng tài

Nếu các bên không có thỏa thuận trước về số lượng Trọng tài viên và nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Thông báo trọng tài các bên không thỏa thuận được số lượng trọng tài thì ba Trọng tài viên sẽ được chỉ định. Mặc dù vậy, nếu các bên không trả lời đề xuất chỉ định Trọng tài viên duy nhất trong thời hạn cho phép hoặc các bên không đi dến thỏa thuận lựa chọn Trọng tài

viên thứ hai phù hợp với Điều 9 hoặc Điều 10 của Quy tắc, Cơ quan có thẩm quyền chỉ định (Tổng thư ký (Secretary - General)) có thể theo yêu cầu của một bên bổ nhiệm một Trọng tài viên duy nhất theo thủ tục quy định tại Điều 8 của Quy tắc nếu xác định rằng điều đó phù hợp với vụ việc đang tranh chấp (Điều 7, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012).

Nếu Hội đồng trọng tài gồm một Trọng tài viên duy nhất thì mỗi bên sẽ đề cử một Trọng tài viên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày các bên nhận được đề cử Trọng tài viên duy nhất mà các bên không đạt được thỏa thuận thì theo yêu cầu của một bên, Trọng tài viên duy nhất sẽ do Tổng thư ký bổ nhiệm. Trong trường hợp Tổng thư ký bổ nhiệm Trọng tài viên duy nhất thì phải sử dụng danh sách đề cử theo thủ tục tại Khoản 2 Điều 8 của Quy tắc, trừ trường hợp các bên không đồng ý sử dụng hoặc Tổng thư ký cho rằng việc sử dụng danh sách này không phù hợp cho việc giải quyết vụ việc. Danh sách thủ tục được xác định như sau:

Tổng thư ký sẽ gửi cho các Bên một danh sách giống nhau có ít nhất tên của 3 Trọng tài viên, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách này hoặc một thời hạn khác theo quy định của Văn phòng quốc tế, các bên sẽ gửi lại Tổng thư ký bản danh sách sau khi đã gạch những tên không đồng ý và đánh số thứ tự ưu tiên những tên còn lại. Tổng thư ký sẽ bổ nhiệm Trọng tài viên duy nhất trong danh sách do các bên gửi lại trong đó có tính đến thứ tự ưu tiên của các bên. Nếu vì lý do nào đó mà việc bổ nhiệm không được thực hiện theo trình tự này thì Tổng thư ký có thể quyết định bổ nhiệm Trọng tài viên duy nhất.

Nếu Hội đồng trong tài gồm 3 Trọng tài viên thì mỗi bên sẽ đề cử 1 Trọng tài viên, hai Trọng tài viên được đề cử sẽ lựa chọn Trọng tài viên còn lại đồng thời cũng là chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đề cử Trọng tài viên thứ 2 hoặc một thời hạn khác theo quy định của Văn phòng quốc tế, hai Trọng tài viên không thỏa thuận được Trọng tài viên còn lại thì Tổng thư ký sẽ bổ nhiệm.

Một Hội đồng trọng tài gồm 3 hoặc 5 Trọng tài viên được chỉ định và có nhiều bên tham gia (nhiều Nguyên đơn hoặc nhiều Bị đơn), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, các bên cùng là Nguyên đơn hoặc cùng là Bị đơn sẽ chỉ định 1

Trọng tài viên. Nếu các bên thỏa thuận một Hội đồng trọng tài có số lượng Trọng tài viên khác một, ba hoặc năm Trọng tài viên thì việc chỉ định Trọng tài viên sẽ theo thỏa thuận của các bên.

Các bên có thể lựa chọn Trọng tài viên trong danh sách trọng tài thường trực của PCA hoặc cũng có thể không nằm trong danh sách trọng tài thường trực của PCA.

b.Thay đổi Trọng tài viên

Trọng tài viên phải công khai các tình huống, hoàn cảnh mà theo đó Trọng tài viên tự nhận thấy mình có thể không độc lập, khách quan trong suốt quá trình tố tụng, đồng thời Trọng tài viên phải công khai không chậm trễ bất cứ tình huống, hoàn cảnh nào mà có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, tính khách quan cho các Trọng tài viên khác.

Bất kỳ Trọng tài viên nào cũng có thể bị thay đổi nếu có căn cứ nghi ngờ về tính độc lập và khách quan của Trọng tài viên đó. Các bên cũng có thể thay đổi Trọng tài viên do mình chỉ định vì lý do nào đó sau khi đã bổ nhiệm. Trọng tài viên cũng có thể bị thay thế nếu họ không thực hiện hoặc vì lý do bất khả kháng không thể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Trong trường hợp có Trọng tài viên bị thay thế, việc bổ nhiệm Trọng tài viên mới sẽ được thực hiện theo đúng trình tự đã bổ nhiệm Trọng tài viên bị thay thế. Theo yêu cầu của một bên và Tổng thư ký xác định là phù hợp với tình huống đặc biệt của vụ việc, một bên có thể bị tước quyền chỉ định Trọng tài viên thay thế, Tổng thư ký sau khi tham khảo ý kiến của các bên và các Trọng tài viên còn lại sẽ chỉ định Trọng tài viên thay thế.

Nếu một Trọng tài viên bị thay thế, thủ tục tố tụng được tiếp tục ở giai đoạn mà các Trọng tài viên bị thay thế không còn thực hiện chức năng của mình, trừ trường hợp Hội đồng trọng tài có quyết định khác.

Bƣớc 4: Tiến hành tố tụng trọng tài

Quá trình tố tụng được quy định từ Điều 17 đến Điều 32 của Quy tắc, về cơ bản giai đoạn tiến hành tố tụng bao gồm các nội dung chính sau:

Theo quy định tại Điều 18 của Quy tắc, nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm tiến hành tố tụng thì địa điểm tiến hành tố tụng sẽ do Hội đồng trọng tài

Một phần của tài liệu Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)