Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh hoạt động đầu tƣ

Một phần của tài liệu Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 94)

7. Ý nghĩa của Luận văn

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh hoạt động đầu tƣ

đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT

Thứ nhất, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cần kịp thời ra soát lại

các quy định của Quy chế BOT hiện hành để có hƣớng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn nữa với thực tiễn hoạt động đầu tƣ theo các hợp đồng dự án, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan đồng thời xem xét những bất cập trong bản thân các quy định này để có phƣơng hƣớng xử lý nhằm tạo ra một môi trƣờng thật thông thoáng, hấp dẫn đap ứng mục đích kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài, hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, cụ thể:

- Chính phủ cần nên sớm có quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa về hình thức đầu tƣ theo Hợp đồng BT (xuất phát từ tính đặc thù của phƣơng thức đầu

tƣ theo hợp đồng dự án này) về: các ƣu đãi, hỗ trợ của Nhà nƣớc dành cho nhà đầu tƣ trong hợp đồng dự án – sự hỗ trợ này cần kéo dài trong suốt thời gian thực hiện các dự án khác, về thời điểm chuyển giao và thực hiện dự án khác…

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các chỉ tiêu, định mức kinh tế- kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đầu tƣ xây dựng. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn và các chỉ tiêu, định mức kinh tế- kỹ thuật không còn phù hợp; nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, xác định tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình nhƣ: suất vốn đầu tƣ xây dựng, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, xác định tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình nhƣ: suất vốn đầu tƣ xây dựng, chỉ tiêu giá chuẩn… Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế- kỹ thuật, thị trƣờng quyết định giá cả để phù hợp với thực tế thi công xây dựng và thông lệ quốc tế, tiến tới thực hiện giá cả xây dựng theo thị trƣờng cho các dự án BOT, BTO, BT.

- Nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa cơ chế về quản lý đầu tƣ xây dựng nhằm quản lý có hiệu quả, thực hiện chống khép kín trong đầu tƣ xây dựng các dự án BOT, tách bạch chức năng quản lý Nhà nƣớc với chức năng quản lý kinh doanh trong tất cả các khâu của hoạt động xây dựng theo hƣớng các nhà thầu tƣ vấn phải hoạt động trong môi trƣờng độc lập và phát huy hết sức mạnh và vai trò của mình trong quá trình tƣ vấn. Nhà nƣớc ta cần sửa đổi, bổ sung quy chế đấu thầu nhằm thiết lập môi trƣờng đấu thầu cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, thực hiện công khai những thông tin về nhà thầu nhƣ năng lực, kết quả hoạt động hoặc những vi phạm về quy chế đấu thầu về năng lực chuyên môn và các hình thức xử lý. Trƣờng hợp phát hiện có hiện tƣợng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tƣ với tổ chức tƣ vấn hoặc nhà thầu xây dựng thì tùy theo mức độ sai phạm để có biện pháp xử lý nhƣ phạt tiền, kỷ luật hành chính…

Thứ hai, nâng cao hiệu quả Nhà nƣớc đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT. Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ theo các hợp đồng nói trên nhƣng vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, buông lỏng công tác thanh tra, giám sát các dự án đầu tƣ từ phía Nhà nƣớc còn nhiều bất cập…Do đó, việc tăng cƣờng quản lý, điều hành hoạt động đầu tƣ theo nguyên tắc tập trung thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ cho UBND tỉnh, tránh tình trạng quản lý Nhà nƣớc chồng chéo về mặt thẩm quyền. Ngoài ra, nên chú trọng tới công tác quản lý dự án sau khi đƣợc phê duyệt, nắm chắc tình hình thực hiện dự án, kịp thời giải quyết các tranh chấp phát sinh để triển khai các dự án thuận lợi. Nên chăng cần quy định cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhóm công tác liên ngành do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập ra có đầy đủ thẩm quyền thay mặt Chính phủ đàm phán và ký kết Hợp đồng BOT cũng nhƣ đóng vai trò là cơ quan đầu mối giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh từ Hợp đồng BOT. Nói chung, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền có quyền và nghĩa vụ giám sát việc thực hiện Hợp đồng BOT cũng nhƣ giám sát việc thực hiện đúng tiến độ, thời hạn, giá cả sản phẩm, dịch vụ của dự án. Tuy nhiên, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền không đƣợc can thiệp vào phƣơng pháp quản lý của nhà đầu tƣ, không trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ có quyền xem xét việc tuân thủ pháp luật và yêu cầu của Hợp đồng BOT.

Thứ ba, cần minh bạch hóa hơn nữa các chính sách, pháp luật về đầu tƣ

theo Hợp đồng BTO, BOT, BT đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các nhà đầu tƣ, thực hiện xã hội hóa hoạt động đầu tƣ kết cấu hạ tầng nhằm kêu gọi hơn nữa nguồn vốn của khu vực kinh tế tƣ nhân cho đầu tƣ các công trình tiện ích công cộng. Đây là một trong những đòi hỏi không chỉ cho

các nhà đầu tƣ mà còn là nhằm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong Hiệp định Thƣơng mại – Đầu tƣ trong khuôn khổ tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Để đáp ứng yêu cầu này, chúng ta cần phải thực hiện một số công việc sau:

 Công khai quy trình thủ tục lập hồ sơ dự án, thẩm tra dự án, công bố công khai điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án, công khai các điều kiện thắng thầu khi thực hiện đấu thầu rộng rãi trong nƣớc và quốc tế. Xử lý dứt điểm, nhanh chóng các vƣớng mắc trong quá trình cấp phép nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cho nhà đầu tƣ.

 Ban hành các văn bản pháp quy một cách đầy đủ, minh bạch để các nhà đầu tƣ an tâm hơn khi đầu tƣ cũng nhƣ tránh trƣờng hợp nhà đầu tƣ lợi dụng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ để trục lợi không chính đáng. Khi có sự thay đổi về mặt pháp luật ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhà đầu tƣ, Doanh nghiệp BOT thì phải thông báo cho các chủ thể này biết trƣớc khi văn bản đó có hiệu lực, cho phép các nhà đầu tƣ đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh Hợp đồng BTO, BOT, BT liên quan đến hoạt động đầu tƣ của chủ thể này. Cơ quan Nhà nƣớc có thể đƣợc quyền đơn phƣơng sửa đổi Hợp đồng BOT trong một số trƣờng hợp đặc biệt vì lý do lợi ích công cộng và phải bồi thƣờng thỏa đáng cho nhà đầu tƣ. Tính minh bạch còn thể hiện ở sự trong sáng, rõ ràng trong từng điều khoản của các quy định pháp luật để tránh hiểu nhầm, hiểu sai tinh thần của các quy định.

Vấn đề khƣớc từ quyền miễn trừ quốc gia: cơ quan có thẩm quyền

ký kết và thực hiện hợp đồng với hai tƣ cách: tƣ cách là một bên của hợp đồng và tƣ cách là một cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát hợp đồng. Do cơ quan quản lý Nhà nƣớc tham gia vào quan hệ hợp đồng nên cơ quan này phải nên từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia. Việc từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia này là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên,

mức độ từ bỏ và từ bỏ trong từng trƣờng hợp cụ thể nào hiện đang phụ thuộc nhiều vào quá trình đàm phán và nhƣợng bộ của mỗi bên. Do đó, để khuyến khích đầu tƣ theo Hợp đồng BOT và khẳng định rõ bản chất thƣơng mại của Hợp đồng BOT, cần quy định rõ trong pháp luật về hợp đồng dự án vấn đề khƣớc từ quyền miễn phí trừ quốc gia của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền tham gia ký kết hợp đồng dự án cũng nhƣ xác định mức độ và phạm vi việc khƣớc từ quyền miễn trừ đó.

Về áp dụng pháp luật: Trong các hợp đồng dự án theo hình thức

BOT, BTO, BT thƣờng có sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là một bên chủ thể của dự án khi đó hợp đồng dự án trở thành hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Vì vậy, việc lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng, điều chỉnh cho việc xác lập và giải quyết tranh chấp khi xảy ra vi phạm của các bên tham gia cũng là quy định cần thiết và tính chất bặt buộc. Bởi lẽ, quy định này ảnh hƣởng trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên, tác động đến tâm lý của nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, song song với việc hoàn thiện quy định pháp luật nói chung thì pháp luật về đầu tƣ nên chăng cần xây dựng một quy chế đầu tƣ quy định rõ hơn về vấn đề này trong quá trình hợp tác công- tƣ. Quy chế này sẽ nêu và quy định cụ thể việc chọn và áp dụng luật để giải quyết tranh chấp. Trong trƣờng hợp nào thì đƣợc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài và nguyên tắc của việc áp dụng đó.

Kết luận chương 3

Từ thực tiễn phân tích những quy định pháp luật của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới mà cụ thể là kinh nghiệm của Philippine và Hàn Quốc, học viên đã mạnh dạn đƣa ra những quan điểm và những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ nói chung và những quy định về Hợp đồng BOT, BTO, BT nói riêng. Các giải pháp đó là: Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cần sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật về Hợp đồng BOT,

BTO, BT; cần rà soát lại các quy định của Quy chế BOT hiện hành để có hƣớng sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn nữa với các dự án, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ với các văn bản pháp luật; cần minh bạch hóa hơn cá chính sách pháp luật về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT. Để từ đó mong muốn hệ thống pháp luật của Việt Nam đƣợc hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế của đất nƣớc. Với một hệ thống pháp luật về đầu tƣ hoàn thiện, chặt chẽ và phù hợp Việt Nam sẽ trở thành một đất nƣớc có sức hấp dẫn về nguồn vốn đầu tƣ nhƣ các quốc gia phát triển trên thế giới. Để làm đƣợc điều này, một trong những nhiệm vụ quan trọng và mang tính chất chiến lƣợc đó là việc thay đổi và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, tạo cơ chế đầu tƣ thông thoáng, bình đẳng và quyền lợi của các nhà đầu tƣ.

PHẦN KẾT LUẬN

Cơ sở hạ tầng có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển cơ sở hạ tầng giúp nâng cao mức sống của xã hội thông qua việc mang lại những sản phẩm dịch vụ công cộng tốt hơn. Đồng thời cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh của các nƣớc trên trƣờng quốc tế. Vì vậy tất cả các quốc gia đều có nhu cầu đầu tƣ để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng của nƣớ mình.

Tuy nhiên, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng rất khó khăn do đặc điểm của lĩnh vực đầu tƣ này là nhu cầu vốn lớn, tính thu hồi chậm. Do đó rất nhiều quốc gi phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khi đầu tƣ vào lĩnh vực này có dù nên kinh tế có khả năng tăng trƣởng cao. Chính vì vậy, thu hút vốn đầu tƣ theo hình thức hợp đồng dự án là một phƣơng thức đầu tƣ hiệu quả nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Nƣớc ta phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và đầy khó khăn thử thách nhất là khi hệ thống cơ sở hạ tầng của nƣớc ta còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Cơ sở hạ tầng là xƣơng sống, là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia để có nền kinh tế phát triển thì chúng ta cần có một cơ sở hạ tầng tƣơng xứng để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế đó. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng trong công cuộc đổi mới Chính phủ, Nhà nƣớc đã sử dụng phƣơng thức đầu tƣ theo hình thức hợp đồng dự án BOT, BTO, BT.

Với định hƣớng xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, pháp luật của nƣớc ta nói chung và pháp luật về phần đầu tƣ theo Hợp đồng BTO, BOT, BT trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói riêng đã có những bƣớc tiến dài trong điều chỉnh hoạt động đầu tƣ trên thực tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động, mạnh mẽ đặc biệt là việc chủ động gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã là

một thông điệp quan trọng về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Có thể nói việc ban hành quy chế chung về đầu tƣ theo hợp đồng dự án là cơ sở pháp lý quan trọng, qua đó thấy đƣợc hiệu quả huy động các nguồn lực tài chính của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia bỏ vốn đầu tƣ – kinh doanh các công trình tiệnc ích công cộng, phục vụ dân sinh và tăng trƣởng kinh tế, góp phần hỗ trợ cho sự thiếu hụt của nguồn ngân sách, mặc dù bản thân các quy định này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, nhƣợc điểm nhất định cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Trong quá trình nghiên cứu Quy chế pháp lý về đầu tƣ theo hợp đồng ban hành bởi Nghị định 108, trên cơ sở nghiên cứu so sánh với pháp luật nƣớc ngoài và cụ thể là pháp luật Philippine và pháp luật Hàn Quốc học viên đã cố gắng tập trung làm sáng tỏ các quy định này về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực trạng pháp luật điều chỉnh, qua đó kiến Nghị một số giải pháp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành trên thực tế của các quy định đó dựa trên kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới. Với mong muốn phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng cũng nhƣ tạo sức hấp dẫn về đầu tƣ hơn nữa của nƣớc ta học viên đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiều và đƣa ra một số quan điểm và phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hình thức đầu tƣ theo phƣơng thức hợp đồng dự án. Để làm đƣợc điều đó một trong những vấn đề cơ bản và trọng tâm là phải nhận diện những đặc điểm pháp lý đặc thù, và thực trạng những quy định pháp luật về hình thức đầu tƣ này. Từ việc phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về các loại Hợp đồng BOT, BTO, BT; thực trạng pháp luật Việt Nam và một số nƣớc (nhƣ Chƣơng 2 đã phân tích), chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục cá bất hiện nay và thúc đẩy các quan hệ đầu tƣ theo hình thức hợp đồng trên nhằm phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Các giải pháp đó là:

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh hoạt động đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT. Cụ thể:

+ Các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cần kịp thời ra soát lại các quy định của Quy chế BOT hiện hành để có hƣớng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn nữa với thực tiễn hoạt động đầu tƣ theo các hợp đồng dự án, đảm bảo tính

Một phần của tài liệu Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 94)