Quan điểm hoàn thiện pháp luật đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT

Một phần của tài liệu Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 84)

7. Ý nghĩa của Luận văn

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT BT

Mô hình đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT là những mô hình có vai trò quan trọng, mô hình này đã áp dụng thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới nhất là những nƣớc đang phát triển. Nó giúp Chính phủ giải quyết đƣợc vấn đề xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mà không cần quá nhiều nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, tận dụng đƣợc nguồn lực và kinh nghiệm của khu vực kinh tế tƣ nhân. Tuy nhiên, do đây là hình thức đầu tƣ còn mới mẻ ở Việt Nam nên vấn đề này rất cần sự quan tâm, chú trọng của Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhằm tạo khung pháp lý an toàn, thống nhất cho nhà đầu tƣ khi bỏ vốn cùng Nhà nƣớc kinh doanh vào lĩnh vực này. Để hoạt động đầu tƣ theo các dự án nói trên diễn ra một cách sôi động, hiệu quả đồng thời thực hiện chủ trƣơng của Đảng đề ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế 10 năm (2001- 2010) trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, hoàn thiện các hình thức đầu tƣ nâng cao khả năng cạnh tranh đặc biệt trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thành lập mặt bằng pháp lý chung cho mọi hoạt động đầu tƣ nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ ổn định, bình đẳng…góp phần cụ thể hóa những cam kết trong tiến trình hội nhập sâu và rộng hơn nữa thì việc hoàn thiện khung pháp lý chung cho các hình thức đầu tƣ theo hợp đồng này phải đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc chung sau đây:

Thứ nhất, quán triệt tƣ tƣởng quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc

ta về mở cửa, hội nhập quốc tế cũng nhƣ trong những cam kết song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam đã tham gia, ký kết trong lĩnh vực thƣơng mại-

đầu tƣ. Đây phải coi là nguyên tắc quan trọng mang tính nền tảng của hoạt động tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tƣ tại Việt Nam. Đảng lãnh đạo xã hội bằng đƣờng lối chính sách phát triển kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng lãnh đạo bằng việc xác định rõ đƣờng lối, chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc dân. Điều này luôn đƣợc ghi nhận trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX… đó là chủ trƣơng mở rộng, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, trong quá trình đổi mới và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ nói chung và đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO… cần phải nghiên cứu, nhận thức đúng hệ thống quan điểm của Đảng trong lĩnh vực này để hoàn thiện đi đúng hƣớng, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế và trình độ nền kinh tế đang chuyển đổi của nƣớc ta. Hơn nữa, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia phải cải thiện, phát triển hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tƣ nói riêng để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới cũng nhƣ thông lệ quốc tế. Có thể nói đây là yêu cầu mang tính khách quan đối với hầu hết các quốc gia trong vòng quay của sự phát triển. Thêm vào đó, trong thời gian qua nƣớc ta đã ký kết nhiều hiệp định song phƣơng và đa phƣơng liên quan đến hoạt động đầu tƣ nhƣ: những cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định khung về khu vực đầu tƣ ASEAN, Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với Nhật Bản, đặc biệt nhƣng cam kết trong khuôn khổ tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Việc ký và thực hiện các cam kết nói trên nhất là các nguyên tắc về đối xử quốc gia và tối huệ quốc giữa các nhà đầu tƣ, cam kết không quốc hữu, tịch thu tài sản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (trừ trƣờng hợp cần thiết) đƣợc ghi nhận trong các hiệp định này đòi hỏi phải có chính sách đầu tƣ đòi hỏi nƣớc ta phải có chính sách đầu tƣ nhất quán,

thống nhất, minh bạch, xóa bỏ rào cản không phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo dựng một môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tƣ vào dự án cơ sở hạ tầng cũng nhƣ thiết lập khung pháp lý hữu hiệu để bảo bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặt khác, Nhà nƣớc vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất đầu tƣ trong nƣớc có điều kiện, có thời gian và theo một lộ trình nhất định. Khi thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tƣ chứa đựng nghĩa vụ của Chính phủ với những cải thiện tích cực về pháp luật, chính sách trong công việc thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ cho phát triển cở sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật đất nƣớc là nhân tố quan trọng góp phần củng cố hơn nữa lòng tin của nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam, mở ra cơ hội mới đầy hấp dẫn cho việc thu hút vốn đầu tƣ.

Thứ hai, mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh, bảo đảm

quyền chủ động, tự quyết định của nhà đầu tƣ trong hoạt động đầu tƣ và quyền bình đẳng trong các chủ thể.

Nguyên tắc tự do và bình đẳng trong đầu tƣ kinh doanh đƣợc pháp luật nƣớc ta chính thức thừa nhận trong nhiều đạo luật và trở thành nguyên tắc hiến định đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và đƣợc cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Đây là tƣ tƣởng chủ đạo khi xây dựng pháp luật về kinh tế nói chung và về pháp luật về đầu tƣ nói riêng, góp phần tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện dự án đầu tƣ trên lãnh thổ nƣớc ta. Trong nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu đa dạng nên việc nảy sinh các lợi ích đối lập, mâu thuẫn nhau là điều khó tránh khỏi chính vì vậy việc đảm bảo quyền tự do và bình đẳng trong đầu tƣ kinh doanh là vô cùng cần thiết. Các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phải đƣợc hƣởng một cơ chế pháp lý thống nhất, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo hành lang pháp lý ổn định và công bằng khi tiến hành hoạt động đầu tƣ kinh doanh, có quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm trong hoạt động này, đƣợc lựa chọn thay đổi hình thức đầu tƣ, phƣơng thức quản lý nội bộ thích ứng với yêu cầu kinh tế. Nhà nƣớc cần tôn trọng quyền tự chủ đầu tƣ kinh doanh của mọi chủ thể đồng thời công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp trong kinh doanh, cam kết dành ƣu đãi và môi trƣờng pháp lý thuận lợi bỏ vốn thực hiện dự án đầu tƣ của mình để phát triển cơ sở hạ tầng. Đại hội Đảng lần IX nêu rõ: nghiên cứu để tiến tới áp dụng một khung pháp lý thống nhất cho các nhà đầu tƣ, tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài là một trong những quy luật khách quan của xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tƣ hiện nay đƣợc coi là một trong những trƣờng hợp hạn chế, ảnh hƣởng đến tính hấp dẫn cạnh tranh trong môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam. Do vậy, cùng với quá trình hoàn thiện khung pháp luật dành cho mọi hoạt động đầu tƣ thì nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, tôn trọng quyền tự chủ, tự do kinh doanh củ mọi chủ thể đầu tƣ phải đƣợc coi là một trong những nguyên tắc chủ đạo, quan trọng chi phối toàn bộ công tác hoạch định chính sách pháp luật đầu tƣ theo hợp đồng sao cho tƣơng thích với thông lệ quốc tế.

Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về Thƣơng mại

và Đầu tƣ.

Sự thống nhất là một thuộc tính quan trọng của pháp luật về Thƣơng và Đầu tƣ.

Sự thống nhất là một thuộc tính quan trọng của pháp luật mà biểu hiện cụ thể của nó là tính đồng bộ, phù hợp và tính toàn diện, không có sự mâu thuẫn và khác biệt giữa các bộ phận pháp luật cùng điều chỉnh những hành vi tƣơng tự. Trong lĩnh vực đầu tƣ và đầu tƣ theo Hợp đồng BOT… thời gian qua tồn tại sự khác biệt giữa hai khung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ và áp dụng không thống nhất với đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài.

Điều này gây ra nhiều bất cập, khó khăn cho các nhà đầu tƣ trong việc thi hành và thực hiện dự án đầu tƣ cũng nhƣ quyền đƣợc đối xử ngay nhau trong việc hƣởng ƣu đãi, khuyến khích từ phía Nhà nƣớc dành cho dự án đầu tƣ cùng lĩnh vực. Hơn nữa đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội với đặc thù liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau: Luật Đất đai, Luật Môi trƣờng, Bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu nên trong quá trình ban hành, thực thi các quy định này rất dễ gây mâu thuẫn, chồng chéo khiến các nhà đầu tƣ lúng túng, e ngại và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ nói trên tại Việt Nam là cần sớm có sự thống nhất trong các quy định pháp luật, không có sự phân biệt các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tƣ, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các ngành luật liên quan.

Thứ tư, nguyên tắc phù hợp với thực tiễn.

Pháp luật bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và điều chỉnh các quy luật cuộc sống diễn ra theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy, nó đƣợc coi kà nguyên tắc hoàn thiện của bất kỳ đạo luật nào. Theo đó quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình thức đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT phải thể chế những yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện dự án thành quy định của hệ thống pháp luật. Từ đó đảm bảo tính khả thi của hệ thống pháp luật trên thực tế, làm tăng hiệu quả của dự án đầu tƣ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và lợi ích công cộng. Thêm vào đó, tập hợp và phát huy đƣợc sức mạnh của toàn dân nhất là các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ cần đƣợc coi trọng hơn nữa trong công tác này.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT

Một phần của tài liệu Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)