Vai trò, ý nghĩa của đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT đối với Việt

Một phần của tài liệu Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 26)

7. Ý nghĩa của Luận văn

1.2.2.Vai trò, ý nghĩa của đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT đối với Việt

Việt Nam

Nhƣ chúng ta đã biết, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản đang là một trong ba “nút thắt cổ chai” lớn nhất của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, cơ cấu dự án phức tạp, trong khi đó Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa biên khác không đủ vốn để có thể giúp đỡ tất cả các nƣớc. Để đáp ứng mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thì nhu cầu kêu gọi vốn vào Việt Nam là vô cùng cấp bách. Theo các con số của Chính phủ thì trong tổng số vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội khả năng nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc trong những năm gần đây chỉ chiếm khoảng trên dƣới 1/3. Vốn ngân sách đƣợc tích lũy từ thuế, phí và một phần vốn ODA sẽ đƣợc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và văn hóa xã hội, trong đó hƣớng vào nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng khó khăn hẻo lánh… Vì vậy, các vùng khác và các nhu cầu đầu tƣ khác chủ yếu phải thông qua các cơ chế khác để huy động thêm nguồn vốn cho phát triển. Theo kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực nhƣ: Singapore đã sử dụng tới 100% tổng số vốn đầu tƣ phát triển ban đầu là vốn nƣớc ngoài, Đài Loan là 80%, Hàn Quốc cũng là 50%...Để thu hút đƣợc vốn đầu tƣ ở Việt Nam, chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh quyết liệt, thể hiện ở các yếu tố nhƣ: sự ổn định của nền chính trị; sự mở rộng quan hệ đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa; cải cách nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng, nhiều thành phần và sự nâng cấp và hoàn thiện từng bƣớc cơ sở hạ tầng [59]. Cần phải nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố có sức cạnh tranh ghê gớm trong việc thu hút vốn đấu tƣ nƣớc ngoài, cơ sở hạ tầng ở

đây không chỉ là đƣờng sá, cầu cống, bến cảng, hệ thống cung cấp điện nƣớc… mà còn là sự hoạt động, giải pháp hữu hiệu củ hệ thống ngân hàng, thuế, bƣu chính viễn thông…là đội ngũ những ngƣời lao động có kỹ năng đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn có sức khỏe và kỷ luật… và đó còn là hệ thống luật pháp minh bạch và thuận lợi, góp phần tạo “sân chơi” bình đẳng cho mọi nhà đầu tƣ.

Trên thực tế, trong báo cáo tổng kết của BKH&ĐT khi đánh giá thực trạng thu hút vốn, sử dụng đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc theo hình thức Hợp đồng BTO, BOT, BT thì trong số 60 dự án BOT và một số dạng dự án tƣơng tự trên địa bàn cả nƣớc cuối năm 2006 có tới 43 dự án xây dựng công trình giao thông với tổng vốn đầu tƣ 42041,407 tỷ đồng, chiếm 70% số lƣợng dự án và 95% tổng vốn đầu tƣ của toàn bộ các dự án BOT và các dạng dự án tƣơng tự. Các dự án thuộc các ngành khác chiếm tỷ trọng không đáng kể về số lƣợng và giá trị vốn đầu tƣ (gồm 4 dự án cấp nƣớc quy mô nhỏ có tổng vốn đầu tƣ 171,459 tỷ đồng, chiếm 0,41%) nhƣ nhà máy cấp nƣớc sạch xã Tân Hào, huyện Giồng Tôm – Bến Tre (có tổng mức vốn đầu tƣ là 5835 tỷ đồng); 7 dự án xây dựng khu đô thị có tổng mức đầu tƣ 1616,118 tỷ đồng, chiếm gần 3,8% (nhƣ dự án xây dựng khu đô thị Nam đƣờng Nguyễn Đình Chiểu – Lạng Sơn có tổng mức đầu tƣ là 304000 tỷ đồng); 7 dự án thuộc các ngành khác có tổng vốn đầu tƣ 466,661 tỷ đồng, chiếm 1,12% tổng mức đầu tƣ. Đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, ngoài dự án cảng biển Quốc tế Vũng Tàu đã giải thể từ tháng 12 năm 1998 hiện còn 6 dự án BOT đang hoạt động với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 480 triệu USD và vốn thực hiện là 237950 triệu USD [8].

Mặc dù tỷ lệ dự án thành công là rất thấp, tuy nhiên qua các số liệu thống kê đã trình bày ở trên phần nào cho chúng ta thấy đƣợc vai trò của hoạt động đầu tƣ theo các hợp đồng này trong việc cải thiện thực trạng, nâng cấp và xây dựng thêm nhiều công trình kết cấu hạ tầng từng bƣớc tạo ra một hệ

thống hạ tầng cơ sở hiện đại, đồng bộ nới nhiều công trình thiết yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta thời gian qua. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tƣ vốn đầu tƣ tƣ nhân của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực trong xây dựng cơ bản. Trong đó thành công nhất phải kể đến các dự án nhƣ: nhà máy điện Phú Mỹ II (xây dựng theo mô hình BOT nƣớc ngoài) đƣợc ký kết giữa UBND thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ ngày 7/2/2005. Cầu Phú Mỹ là công trình vƣợt sông Sài Gòn nối Quận 2 với Quận 7 có chiều dài 2031m (chƣa kể đƣờng lên xuống cầu) và đã hoàn thành vào ngày 22/12/2009. Theo bà Giao Thị Yến – Tổng giám đốc quỹ đầu tƣ phát triển Hồ Chí Minh: dự án BOT cầu Phú Mỹ là một dự án có ý nghĩa quan trọng giữ vai trò kết nối và hoàn thiện tuyến đƣờng vành đai số 2 của TP. Hồ Chí Minh – hình thành trục giao thông kết nối các tuyến đƣờng cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Trung Lƣơng, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Kể từ khi cầu Phú Mỹ hoàn thành đã phục vụ yêu cầu phát triển hệ thống cảng biển của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố [67]. Trong dự án tại Việt Nam hỗ trợ giải quyết vấn đề thiếu điện, một nhà máy điện tuốc bin khí hỗ hợp có công suất 716,8MW gần thị trấn Phú Mỹ đƣợc xây dựng theo mô hình BOT giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) và Công ty BOT Phú Mỹ 3, một công ty đƣợc thành lập tại Việt Nam bởi các Công ty BP Holding BV- một đơn vị trực thuộc của hãng BP PLC SembCorpUtilities Private Limited và Tập đoàn gồm KyushuElictric Power Co, Inc và Nissho Iwai Co. Tổng Công ty điện lực Việt Nam sẽ mua điện do nhà máy điện mới sản xuất theo một hợp đồng hai mƣơi năm. Khi Hợp đồng BOT chấm dứt, nhà máy sẽ đƣợc chuyển giao lại cho Chính phủ Việt Nam. Trong hơn một thập kỷ qua, nhu cầu điện ở Việt Nam chủ yếu dựa vào thủy điện, rất phụ thuộc

vào thời tiết. Vì vậy, cần có thêm nguồn từ các nhà máy nhiệt điện khác nhƣ tuốc bin khí, diesel để cung cấp nguồn điện và đảm bảo nhu cầu ngày càng cao. “Dự án này là một giải pháp thích hợp cho môi trƣờng để giải quyết vấn đề cung cấp điện. Nó sẽ cung cấp điện lƣới quốc gia cũng nhƣ các khu vực sản xuất công nghiệp và khu dân cƣ ở Thành phố Hồ Chí Minh” (theo lời ông KurumiFu – trƣởng ban dự án hỗ trợ của Ngân hàng Châu Á – ADB). Nhƣ vậy những khu vực đƣợc dự án cung cấp điện sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tƣ, từ đó kích thích tăng trƣởng kinh tế và giúp giảm nghèo. Đây là một trong những dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn nhất từ trƣớc tới nay tại Việt Nam với tổng chi phí dự án là 412 triệu USD (đƣợc bảo lãnh rủi ro chính trị từ hãng bảo hiểm Đầu tƣ và Xuất khẩu Nippon Export) đƣợc đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích phát triển cho Việt Nam, tạo công ăn việc làm và mua sắm hầu hết vật liệu xây dựng trong nƣớc, đồng thời nhờ có nguồn cung cấp điện tin cậy sẽ giúp thu hút thêm vốn đầu tƣ tƣ nhân để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam [68].

Ngày 16/11/2006, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn AES của Hoa Kỳ (khu vực Châu Á và Trung Đông) ký thỏa thuận phát triển Dự án nhà máy điện chạy than Mông Dƣơng 2- Cẩm Phả- Quảng Ninh theo hình thức BOT. Đây là một trong những dự án điện lực lớn nhất của Việt Nam có sự tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo thỏa thuận trên, hai bên sẽ góp vốn để thành lập một công ty liên doanh, trong đó phía AES góp 90% vốn điều lệ và Tập đoàn TKV góp 10% để xây dựng và vận hành một nhà máy điện công suất 1200MW theo hình thức BOT, sử dụng than khai thác từ một số mỏ khu vực Mông Dƣơng - Cẩm Phả do Tập đoàn TKV cung cấp theo hợp đồng riêng. Dự kiến tổng vốn đầu tƣ cho dự án này khoảng 1,4 tỷ USD. Hiện tại các bên liên quan đang đàm phán Hợp đồng BOT, hợp đồng cung cấp nhiên liệu và hợp

đồng mua bán điện. Nhà máy đƣợc khởi công xây dựng vào đầu năm 2008 và đƣa vào vận hành năm 2011. Dựa án này sẽ góp phần gia tăng sản lƣợng điện phục vụ nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, đảm bảo cung cấp điện ổn định, đồng thời lợi nhuận từ dự án sẽ đóng góp vào sự tăng trƣởng của Tập đoàn TKV trong chiến lƣợc kinh doanh đa ngành [69].

Qua các dự án này cho thấy, hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản – yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân để bổ sung, hỗ trợ cho sự thiếu hụt của vốn ngân sách, tăng tích lũy cơ bản, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đã từng bƣớc đƣợc nâng cao, tạo ra môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn với các nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một loạt các công trình giao thông, đƣờng sá, nhà ga, bến cảng, nhà máy sản xuất điện, nƣớc…trên lãnh thổ nƣớc ta đã không ngừng đƣợc xây dựng, mở rộng, cải taok thông qua mô hình đầu tƣ theo các hợp đồng này. Hơn nữa qua các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, chúng ta không chỉ tranh thủ đƣợc vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ mà còn tiếp thu đƣợc kinh nghiệm, năng lực cũng nhƣ trình độ quản lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc học hỏi và tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, mô hình đầu tƣ này còn góp phần không nhỏ vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nƣớc và tạo việc làm cho số lƣợng lớn ngƣời lao động. Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào song còn nhiều hạn chế về trình độ, chuyên môn kỹ thuật, thiếu các chuyên gia giỏi về thiết kế xây dựng cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý. Sự mất cân đối này đã làm giảm hiệu quả sử dụng lao động ở nƣớc ta. Khi khởi công xây các công trình kết cấu hạ tầng với đặc thù cần một khối lƣợng nhân công khá lớn, thì khi các công ty nƣớc ngoài vào Việt Nam tìm đối tác, tuyển mộ lao động mới thấy hết đƣợc nhƣợc điểm này và giúp chúng ta khắc phục những hạn chế đó bằng con đƣờng đào tạo hoặc thuê chuyên gia nƣớc ngoài. Tài nguyên cũng là vấn đề cần quan

tâm. Việt Nam hiên sở hữu một lƣợng tài nguyên quan trọng nhƣng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay ở nƣớc ta không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng và khai thác cho các ngành công nghiệp khi cần vật liệu để đầu tƣ sử dụng và khai thác cho các ngành công nghiệp khi cần vật liệu để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Bởi vậy khi những công ty nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp vào nƣớc ta thì sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ mang đến cho chúng ta những công cụ quan trọng để đẩy nhanh tốc độ thi công dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc.

Kết luận chương 1

Từ những tìm hiểu, phân tích về khái niệm, đặc điểm cơ bản về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT học viên thấy đƣợc những vấn đề pháp lý riêng biệt của hợp đồng dự án so với các hình thức hợp đồng khác. Hình thức đầu tƣ theo hợp đồng dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế các quốc gia trên thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với điều kiện nhƣ Việt Nam hiện nay khi mà nguồn ngân sách Nhà nƣớc còn hạn chế, trong khi đó chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng thì ngày càng nhiều, đòi hỏi kỹ thuật cao do đó cần kêu gọi nhà đầu tƣ cùng hợp tác với Nhà nƣớc để xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Ngoài ra các hợp đồng này còn có thể có yếu tố nƣớc ngoài về mặt chủ thể (khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là một bên tham gia hợp đồng). Trong các trƣờng hợp đó việc xác định pháp luật về tƣ cách pháp lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tiến hành trên cơ sở giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và đặc biệt quy chế riêng của pháp nhân nƣớc ngoài.

Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp phát sinh do yếu tố chủ thể là bên nƣớc ngoài cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý đặc biệt mà các bên hữu quan cần tính tới (ví dụ: thẩm quyền của Tòa án và Trọng…)

Tóm lại, các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thiết kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, BTO, BT thời gian qua và trong giai đoạn hiện nay luôn giữ một vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế, xã hội của nƣớc ta, tạo điều kiện thúc đẩy cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển đồng thời nâng cao tính hấp dẫn, thông thoáng của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỢP ĐỒNG BOT, BTO, BT

Một phần của tài liệu Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 26)