7. Ý nghĩa của Luận văn
2.2.2. Thực trạng Pháp luật Hàn Quốc về Hợp đồng BOT, BTO, BT
Trong những thập kỷ gần đây, Hàn Quốc luôn đƣợc đánh giá là một trong các quốc gia có nền kinh tế năng động và thành công. Theo đánh giá của Qũy tiền tệ thế giới (IMF), Hàn Quốc hiện giữ vị trí thứ 13 trong nhóm các quốc gia phát triển và đang nổi (G20) [22]. Một trong các yếu tố đƣa đến thành công của nền kinh tế Hàn Quốc là sự linh hoạt và hiệu quả của quá trình hợp tác Nhà nƣớc – tƣ nhân bởi ngay từ rất sớm, Hàn Quốc đã coi sự hợp tác này là mô hình tối ƣu hoá hiệu quả đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công chất lƣợng cao [70]
Dƣới góc độ lập pháp, Hàn Quốc đã sớm xây dựng đƣợc một Luật riêng điều chỉnh sự tham gia của thành phần kinh tế tƣ nhân trong xây dựng cơ sỏ hạ tầng. Năm 1996, Hàn Quốc ban hành Luật số 5624, quy định chi tiết về hợp tác công – tƣ trong phát triển cơ sở hạ tầng. Luật này đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi các Luật: Luật sửa đổi số 5654, ngày 21 tháng 1 năm 1999; Luật Số 6021 ngày 7 tháng 9 năm 1999; Luật Số 6360 ngày 16 tháng 1 năm 2001; Luật Số 6656 ngày 4 tháng 2 năm 2002; Luật Số 6776 ngày 11 tháng 12 năm 2002; Luật số 7061 ngày 30 tháng 12 năm 2003 và đây nhất là Luật số 7386 ngày 27 tháng 1 năm 2005.
Có thể nói, Luật điều chỉnh sự tham gia của thành phần kinh tế tƣ nhân trong xây dựng cơ sỏ hạ tầng của Hàn Quốc là một đạo Luật tƣơng đối hoàn chỉnh, mục tiêu của đạo Luật đƣợc quy định ngay tại Điều 1 của Luật này:
“Điều 1: (Mục đích)
Luật này được ban hành để góp phần phát triển nên kinh tế quốc gia bằng cách khuyến khích việc xây dựng và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng
thông qua việc thúc đẩy nguồn vốn đầu tư của khối kinh tế tư nhân trong những dự án đó.”
Khái niệm “cơ sở hạ tầng” cũng đƣợc giới hạn và quy định rõ ngay trong Luật trên, đặc biệt, ngay trong Luật này, Hàn Quốc đã xây dựng Danh sách các công trình đƣợc coi là cơ sở hạ tầng và Luật chuyên ngành điều chỉnh từng nhóm, loại công trình.
Điều 4 Luật điều chỉnh sự tham gia của thành phần kinh tế tƣ nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc đã nêu rõ các hình thức thực hiện Dự án hợp tác Nhà nƣớc – Tƣ nhân, bao gồm các hình thức sau:
- Hợp đồng BTO (Xây dựng- chuyển giao- và kinh doanh): Việc sở
hữu cơ sở hạ tầng phải đƣợc chuyển giao cho Nhà nƣớc hoặc cơ quan Nhà nƣớc địa phƣơng sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên đƣợc nhƣợng quyền có quyền kinh doanh đối với cơ sở hạ tầng trong thời gian nhất định trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;
- Hợp đồng BTL (Xây dựng- chuyển giao- Thuê lại): Việc sở hữu cơ sở
hạ tầng đƣợc chuyển giao cho Nhà nƣớc hoặc cơ quan Nhà nƣớc địa phƣơng sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên đƣợc nhƣợng quyền có quyền kinh doanh cơ sở hạ tầng trong một thời hạn nhất định, trong khi đó, Nhà nƣớc hoặc cơ quan Nhà nƣớc địa phƣơng thu lợi nhuận của việc cơ sở hạ tầng bằng cách thuê lại cơ sở hạ tầng của bên đƣợc nhƣợng quyền;
- Hợp đồng BOT (Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao): Bên đƣợc
nhƣợng quyền có quyền sở hữu đối với cơ sở hạ tầng sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn đó, quyền sở hữu phải đƣợc chuyển giao lại cho Nhà nƣớc hoặc cơ quan Nhà nƣớc địa phƣơng;
- Hợp đồng BOO (Xây dựng- làm chủ- kinh doanh): Bên đƣợc nhƣợng
Bên cạnh các hình thức trên, Luật này đã có các quy định mang tính mở, cho phép và chấp nhận các hình thức khác khi hình thức đó hình thành trong thực tế và đƣợc đề xuất, phê duyệt theo đúng trình tự. Khoản 5, 6 Điều 4 Luật này quy định:
“5. Ngoài những cách thức quy định từ khoản 1 đến khoản 4, bất kỳ cách thức nào do bên đâu tư thuộc khối kinh tế tư nhân đề nghị theo Điều 9 hoặc thay đổi hướng dẫn theo quy định tai Điều 12, đều có thể được thực thi và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;
6. Những cách thức đề nghị khác để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do cơ quan có thẩm quyền đề nghị theo Điều 10”.
Mô hình quản lý các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khối tƣ nhân cũng đƣợc Luật trên quy định chi tiết. Điều 5 Luật này quy định:
“Điều 5: Thành lập Ủy ban Điều hành dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do khối kinh tế tư nhân đầu tư
Nhằm mục đích cân nhắc những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do khối kinh tế tư nhân đầu tư được đề cập sau đây, Ủy ban điều hành dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do khối kinh tế tư nhân đầu tư (sau đây gọi là Ủy ban) được thành lập dưới sự chỉ đạo của Bộ kế hoạch và ngân sách:
1. Những vấn đề liên quan đến việc tính toán các chính sách dành cho việc đầu tư của khối kinh tế tư nhân trong những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng;
2. Những vấn đề liên quan đến việc thành lập và thay đổi kế hoạch hàng năm có sự tham gia của khối kinh tế tư nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của Điều 7;
2-2. Những vấn đề liên quan đến việc chỉ định chức vụ cho dự án do khối kinh tế tư nhân đầu tư quy định tại Điều 8-2;
3. Những vấn đề liên quan đến việc thành lập và thay đổi kế hoạch hàng năm với sự tham gia của khối kinh tế tư nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng các yêu cầu quy định trong Sắc lệnh của Tổng thống;
4. Việc xác định bên được nhượng quyền theo quy định tại Điều 13; 4-2. Những vấn đề liên quan đến việc phân bổ nguồn lợi nhuận công theo quy định tại nửa sau của khoản 1 Điều 47;
5. Việc trì hoãn sự phân bổ các dự án theo quy định tại Điều 50;
6. Những vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và ngân sách đề xuất trong cuộc thảo luận về vấn đề thúc đẩy sự chủ động tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của khối kinh tế tư nhân”.
Thành phần và hoạt động của Ủy ban quản lý các Dự án cơ sở hạ tầng được quy định bao gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và ngân sách, các Thứ trưởng của các Bộ quản lý liên quan đến việc quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của Luật này, tám (8) thành viên hoặc ít hơn đại diện cho khối kinh tế tư nhân có hiểu biết và kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn từ khối tư nhân được Bộ trưởng bộ kế hoạch và ngân sách ủy nhiệm”.
Với quy định nêu trên, có thể thấy khu vực tƣ nhân luôn đƣợc Hàn Quốc coi trọng và là là đối tác cân bằng trong quan hệ với Nhà nƣớc.
Quá trình lập kế hoạch, triển khai các Dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sự hợp tác của khối tƣ nhân đƣợc Hàn Quốc cũng quy định rất chi tiết. Đây có thể coi là một quá trình đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học và năng động. Theo quy định của Luật này, các Dự án cơ sở hạ tầng đƣợc xác định và thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Lập kế hoạch cơ bản về sự tham gia của khối kinh tế tƣ nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Kế họach này đuợc xây dựng bởi Chính phủ và những vấn đề cần thiết cho việc tính toán kế hoạch hàng năm và những
chính sách cho kế hoạch đó đƣợc xác định theo Sắc lệnh của Tổng thống. Điều 7 Luật điều chỉnh sự tham gia của thành phần kinh tế tƣ nhân trong xây dựng cơ sỏ hạ tầng quy định:
“Điều 7: (Việc tính toán kế hoạch hàng năm về sự tham gia của khối kinh tế tư nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng)
(1) Chính phủ phải tính toán và công bố (bao gồm cách thức công bố trên mạng internet). Kế hoạch hàng năm về sự tham gia của khối kinh tế tư nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng (sau đây gọi là kế hoạch hàng năm) tạo thuận lợi cho sự theo dõi của công chúng, tăng cường sự cạnh tranh trong nền công nghiệp Hàn Quốc, và khuyến khích sự phát triển cân bằng trên lãnh thổ quốc gia. Việc này cũng áp dụng đối với bất kỳ sự thay đổi nào của kế hoạch hàng năm.
(2) Chính phủ phải tính toán cho kế hoạch hàng năm theo quy định tại khoản 1 một cách kỹ càng và phải cân nhắc sự ưu tiên đầu tư cho dự án đầu tư có quy mô quốc gia và những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trung và dài hạn. Kế hoạch phải phát huy được sự sáng tạo và hiệu quả của khối kinh tế tư nhân đồng thời cũng phải đảm bảo được chức năng phục vụ lợi ích công chúng của cơ sở hạ tầng.
(3) Những vấn đề cần thiết cho việc tính toán kế hoạch hàng năm và những chính sách cho kế hoạch đó được xác định theo Sắc lệnh của Tổng thống.
Điều 7-2 (Lượng ngân sách tối đa cho dự án có vốn đầu tư tư nhân và báo cáo trình Quốc hội)
Khi trình báo cáo ngân sách trong năm tài chính tiếp theo cho Quốc hội, Chính phủ cũng cần phải trình tổng số ngân sách tối đa cho những dự án có vốn đầu tư tư nhântheo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và số ngân sách tối đa theo các loại cơ sở hạ tầng trong báo cáo ngân sách. Nếu có bất cứ sự thay
đổi nào trong tổng số ngân sách và ngân sách cho việc xây dựng từng cơ sở hạ tầng, những sự thay đổi đó phải được báo cáo Quốc hội.”
Bƣớc 2: Xác định các điều kiện để công bố dự án thu hút vốn đầu tƣ tƣ
nhân và các dự án do khối tƣ nhân tự nguyện đề nghị.
Bƣớc 3: Triển khai thực hiện Dự án, Thành lập Hội đồng điều hành dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng có do khối kinh tế tƣ nhân đầu tƣ.
Với việc tìm hiểu Luật điều chỉnh sự tham gia của thành phần kinh tế tƣ nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc, Việt Nam có thể hƣớng đến việc xây dựng một văn bản pháp luật hoặc một Quy chế riêng điều chỉnh các Dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sự hợp tác giữa Nhà nƣớc và khối ngoài quốc doanh. Những quy định về Ủy ban điều hành Dự án, quy trình lập kế hoạch và quy trình triển khai Dự án trong đạo Luật nêu trên của Hàn Quốc cần thiết đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu sâu để có thể ứng dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc ta.
Kết luận chương 2
Trong chƣơng 2 học viên nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt về đầu tƣ theo Hợp đồng BOT, BTO, BT và thực trạng của pháp luật của Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của một số nƣớc trên thế giới về vấn đề này, cụ thể pháp luật của Philippine, pháp luật Hàn Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh với pháp luật nƣớc ngoài học viên thấy đƣợc quá trình thay đổi và hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập. Với những quy định của pháp luật đầu tƣ nói chung và quy định về Hợp đồng BOT, BTO, BT nói riêng Việt Nam thật sự thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới, điểm tiến bộ so với pháp luật nƣớc ngoài thì quy định của pháp luật Việt Nam còn một số hạn chế mà học viên đã nêu và phân tích. Những bất cập đó là:
- Về chủ thể ký kết hợp đồng; - Về lĩnh vực thực hiện dự án; - Về cơ chế góp vốn;
- Về lập, công bố, phê duyệt danh mục dự án;
- Về việc lựa chọn nhà đầu tƣ đàm phán hợp đồng dự án; - Vè việc đàm phán ký kết hợp đồng dự án.
Để nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa, thu hút vốn đầu tƣ hơn nữa đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào việc phát triển kinh tế hạ tầng theo hình thức BOT, BTO, BT thì trong thời gian tới đây việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tƣ nói riêng là một trong những chiến lƣợc mang tính cấp thiết của cơ quan chức năng.
Chƣơng 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ