Giải quyết vấn đề phân định biển với các quốc gia trong khu vực

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 116)

Nhƣ đã phân tích, hiện nay Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia; phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Campuchia; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Malaysia.

113

Việt Nam chủ trƣơng giải quyết các tranh chấp biển bằng các biện pháp hoà bình, trong đó có việc hoạch định ranh giới biển liên quan với các nƣớc láng giềng. Việt Nam muốn thông qua giải pháp thƣơng lƣợng trực tiếp và thiện chí, trên cơ sở tôn trọng các quyền và lợi ích của các bên liên quan nhằm đi đến thoả thuận về một giải pháp công bằng, hợp lý mà các bên đều chấp nhận đƣợc. Quan điểm này của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc, quy định của luật pháp quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng. Nhƣ vậy, giải pháp đƣợc đề cập đầu tiên liên quan đến việc phân định các vùng biển chồng lấn chƣa có ranh giới hiện nay là bằng con đƣờng đàm phán, thƣơng lƣợng với nhau nhằm tìm ra những đáp án phù hợp nhất cho tất cả các bên. Ngoài ra, khi đàm phán không có kết quả, giải pháp nữa là đƣa ra các cơ quan tài phán quốc tế mà UNCLOS đã quy định nhƣ Tòa án Trọng tài quốc tế, Tòa án Luật Biển quốc tế. Khi các bên không thể thƣơng lƣợng để đƣa ra đƣợc phƣơng án phân định các vùng biển chồng lấn với nhau thì có thể cùng nhau đƣa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế này để có một phán quyết cuối cùng cho vấn đề của mình.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang kiên trì con đƣờng thoả thuận với các bên liên quan bằng các vòng đàm phán khác nhau. Những vùng biển chồng lấn chƣa đƣợc phân định với các bên nêu trên đang nằm ở những giai đoạn khác nhau với những kết quả khác nhau dù chƣa đi đến đích cuối cùng.

Về nguyên tắc phân định, trong Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển, Việt Nam tham gia vào nhóm 29, nhóm các nƣớc chủ trƣơng áp dụng nguyên tắc công bằng. Tuy nhiên, Việt Nam không bác bỏ phƣơng pháp cách đều.

Thực tiễn giải quyết phân định biển trong những năm qua giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng cho thấy Việt Nam áp dụng phƣơng pháp đƣờng cách đều có điều chỉnh, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan của khu vực phân

114

định để đi đến một giải pháp công bằng. Phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng trong Hiệp định phân định biển Việt Nam – Thái Lan, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia. Phƣơng pháp này xuất phát từ nguyên nhân là Việt Nam có nhiều đảo xa bờ nhƣ Thổ Chu, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ tạo ra những hoàn cảnh đặc biệt trong phân định, hình dạng bờ biển lồi lõm không đều và bờ biển dài.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng không theo một quan điểm cứng nhắc. Trong khi đàm phán để đi đến giải pháp phân định cuối cùng, nếu thấy cần thiết và trên cơ sở thoả thuận, Việt Nam và các nƣớc đối tác vẫn áp dụng các dàn xếp tạm thời theo Điều 74 và 83 của UNCLOS. Thực tiễn đã có những thoả thuận nhƣ vậy nhƣ vùng nƣớc lịch sử quản lý chung với Campuchia, thoả thuận thăm dò khai thác chung dầu khí với Malaysia và hiện nay chúng ta đang thúc đẩy đàm phán về hợp tác khai thác chung dầu khí ở vùng chồng lấn ba bên Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Bên cạnh đó, hiện nay, Trung Quốc đang thể hiện yêu sách đƣờng lƣỡi bò ở biển Đông. Ranh giới do Trung Quốc vạch cách xa bờ biển đảo Hải Nam tới 900 hải lý và cách bờ biển nƣớc ta và các nƣớc Đông Nam Á khoảng 50 hải lý. Nếu theo giải pháp của Trung Quốc thì họ đƣợc hơn 80% Biển Đông, còn lại dƣới 20% chia giữa các nƣớc Đông Nam Á. Ranh giới do Trung Quốc vạch là không công bằng bằng phƣơng pháp chia vùng đặc quyền kinh tế theo đƣờng trung tuyến và có ít cơ sở trên UNCLOS hơn phƣơng pháp này. Vì vậy, chúng ta phải phản đối việc Trung Quốc đòi chiếm 80% Biển Đông và chúng ta phải bảo vệ và đấu tranh một ranh giới công bằng cho vùng đặc quyền kinh tế của nƣớc ta, thí dụ nhƣ ranh giới vạch theo đƣờng trung tuyến. Chúng ta phải bảo vệ và đấu tranh cho ranh giới này nhƣ chúng ta bảo vệ và đấu tranh cho biên giới trên đất liền. Các nƣớc Đông Nam Á, nhất là Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei, nằm trong hoàn cảnh giống nƣớc

115

ta. Cụ thể là nếu ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông đƣợc chia theo đƣờng trung tuyến thì họ sẽ có quyền lợi công bằng, còn nếu Trung Quốc chiếm 80% thì sẽ rất thiệt thòi cho các nƣớc này. Tiến sĩ Hamza, viện trƣởng viện biển Malaysia cho là điều này vô lý, bất công và kêu gọi các nƣớc Đông Nam Á không chấp nhận Trung Quốc đòi chiếm 80% Biển Đông. Các nƣớc Đông Nam Á, kể cả nƣớc ta, cần đoàn kết đấu tranh cho một giải pháp công bằng và phù hợp với luật biển quốc tế UNCLOS cho tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông, chẳng hạn nhƣ vạch ranh giới theo đƣờng trung tuyến. Chính thực trạng này làm chúng ta phải kiên quyết hơn nữa, thể hiện lập trƣờng vững vàng đồng thời có những phƣơng pháp cụ thể, lộ trình nhất định nhằm xác định những ranh giới trên biển của mình để bảo vệ và thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam.

3.3.4. Một số vấn đề khác

Quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phạm vi tuần tra, kiểm soát, quy chế phối hợp giữa các lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển.

Nghiên cứu, xây dựng các quy định điều chỉnh các quan hệ cụ thể trên các lĩnh vực an toàn hàng hải; khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng biển; nghiên cứu khoa học; phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển....

Xây dựng chế độ chính sách cụ thể, hợp lý cho những ngƣời trực tiếp và tham gia quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam.

Tăng cƣờng đàm phán, ký kết các điều ƣớc quốc tế về phân định ranh giới các vùng biển Việt Nam với các nƣớc hữu quan...

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam; nhƣ Luật Dân quân tự vệ; Pháp lệnh về nghĩa vụ lao động công ích theo hƣớng bảo đảm huy động nhân dân ở khu vực biên giới tham gia bảo vệ các vùng biển Việt Nam;

116

nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Thuỷ sản,...

Pháp luật về quản lý, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam là một bộ phận của pháp luật về biên giới quốc gia, cũng nhƣ của pháp luật Việt Nam. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam bằng pháp luật đạt hiệu quả cao nhất.

117

KẾT LUẬN

Luật biển là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nên không thể đề cập mọi mặt của luật biển trong bài viết này. Tuy nhiên bài viết cũng đã cố gắng đƣa ra những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh vực nghiên cứu. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có diện tích biển lớn gần gấp ba lần diện tích đất liền, với gần 3.000 đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Biển có một vị trí đặc biệt quan trọng trong an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 từ năm 1994. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nƣớc ta, lần đầu tiên tính từ khi thành lập nƣớc đến nay, chúng ta có một văn bản mang tầm một bộ luật chung về biển phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nƣớc ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng nhƣ tạo ra khung pháp lý bảo vệ, quản lý, sử dụng và hợp tác, hội nhập biển. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nƣớc ta. Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ta. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Phù hợp với các quy định trong Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định rất

118

rõ các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đã đƣợc nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trƣớc đây, nhƣ Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục đƣợc thể hiện rõ trong Luật Biển Việt Nam. Luật quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của ta. Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan. Luật Biển Việt Nam quy định rõ Nhà nƣớc Việt Nam chủ trƣơng giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nƣớc khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Mai Anh (2005), Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 2. Lê Mai Anh (2008), Giáo trình Luật quốc tế, Trƣờng Đại học Luật Hà

Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Hồ Nhân Ái (2012), “Luật biển Canada và xu hƣớng quản lý biển hiện nay trên thế giới”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

4. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Trung ƣơng (2007), Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9 về chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), “Chiến lƣợc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, NXB Văn hoá – Thông tin.

7. Bộ Tƣ pháp (2009), Việt Nam với việc thực hiện Công ước về Luật biển năm 1982, Nxb Tƣ pháp.

8. Huỳnh Minh Chính (2003), “Pháp luật quốc tế và việc vạch biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng”, Tập san biên giới và lãnh thổ (14). 9. Công ƣớc Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

10. Công ƣớc về lãnh hải 1958.

11. Nguyễn Bá Diến (2012), “Tổng quan về chính sách, pháp luật biển Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

12. Nguyễn Bá Diến (2013), Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thông.

13. Donald R.Rothwell (2012), “Luật biển và Australia”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

120

14. Lê Thị Anh Đào (2012), “Xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

15. Phạm Hồng Hạnh (2012), “Quản lý tài nguyên thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam, những vấn đề pháp lý và thực tiễn”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

16. Hiệp định về vùng nƣớc lịch sử Việt Nam và Campuchia năm 1982. 17. Hiệp định về biên giới biển Việt Nam - Thái Lan 1997.

18. Hiệp định giữa nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nƣớc Cộng hoà Inđônêxia về phân định thềm lục địa ngày 26/6/2003.

19. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc năm 2000.

20. Luật Bảo vệ hải đảo nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 26/12/2009. 21. Luật biển Canada 1996.

22. Luâ ̣t Biên giới quốc gia 2003.

23. Luật Biển Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012.

24. Luật Cộng hoà RA 9522 (Luật đƣờng cơ sở) Philippin 2009.

25. Luật Quản lý và sử dụng các vùng biển của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 2/10/2001.

26. Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa biển của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 26/6/1998.

27. Nguyễn Thị Kim Ngân (2012), “Quy chế pháp lý của đảo, quần đảo theo Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

28. Nghị định 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.

29. Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển.

121

30. Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về Quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam.

31. Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội khóa IX phê chuẩn Công ƣớc Luâ ̣t biển.

32. Richard Barnes (2012), “Vƣơng quốc Anh và luật biển”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

33. Raul C. Pangalangan, “Những phát triển gần đây trong Luật đƣờng cơ sở của Philippin”.

34. Nguyễn Thị Thanh (2013), “Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

35. Nguyễn Hồng Thao (2004), “Trung Quốc và tình hình trên khu vực Biển Đông”, Tập san Biên giới lãnh thổ (14).

36. Nguyễn Hồng Thao (2008) (chủ biên), “Công ƣớc luật biển 1982 và chiến lƣợc biển của Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia.

37. Nguyễn Thị Thuận (2012), “Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, bản Hiến pháp của nhân loại về đại dƣơng”, Tạp chí Luật học, Số đặc san luật biển (08).

38. Tuyên bố của Chính phủ nƣớc Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam ngày

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)