PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BIỂN

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 108)

BIỂN VIỆT NAM

3.3.1. Giải quyết vấn đề đường cơ sở xác định lãnh hải của Việt Nam

Hệ thống đƣờng cơ sở của Việt Nam chƣa phải là hệ thống kín vì còn tồn tại điểm 0 nằm trên vùng nƣớc lịch sử Việt Nam - Campuchia và đoạn

105

đƣờng cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ. Việc bổ sung, sửa đổi một số điểm của đƣờng cơ sở ven bờ lục địa nƣớc ta cũng nhƣ bổ sung, xây dựng mới hệ thống đƣờng cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ… là những công việc mà Chính phủ và các cơ quan chức năng của ta đang triển khai, nhằm đạt đƣợc mục đích và những yêu cầu đề ra cho phù hợp với những quy định của Công ƣớc luật biển năm 1982 và thông lệ quốc tế. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Luật giao Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội thực hiện việc phê chuẩn đƣờng cơ sở do Chính phủ xác định trƣớc khi công bố đối với những nơi chƣa có đƣờng cơ sở nhƣ Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Việt Nam - Cămpuchia và các vùng biển của các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Vịnh Bắc Bộ đã đƣợc phân định bằng Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000. Khu vực này có thể sớm đƣợc xác định đƣờng cơ sở. Đối với các khu vực khác, liên quan đến các tranh chấp chủ quyền và vùng biển chồng lấn, đƣờng cơ sở sẽ đƣợc xác định sau.

Hiện nay, có ý kiến đƣa ra là phải xác định lại hệ thống đƣờng cơ sở của Việt Nam, vì hệ thống đƣờng cơ sở này là không phù hợp với UNCLOS. Thực tế, khi chúng ta đƣa ra Tuyên bố về đƣờng cơ sở nói trên đã có 10 quốc gia phản đối, bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc tập trung vào các điểm từ A1 đến A7. Các phản đối tập trung vào các vấn đề nhƣ:

- Điểm số 0, điểm đầu tiên là một điểm không phải là điểm vật chất cụ thể; - Độ dài trung bình của các đoạn đƣờng cơ sở trên toàn tuyến từ điểm A0 đến A11 là quá dài (tổng chiều dài toàn tuyến đƣờng cơ sở là 846 hải lý, trung bình mỗi đoạn dài 84,6 hải lý. Cụ thể đoạn từ điểm A0 đến điểm A1 là 99,28 hải lý, A1 đến A2 là 105,1 hải lý; đoạn từ điểm A4 đến điểm A5 là

106

161,4 hải lý; đoạn từ điểm A5 đến điểm A6 là 162,7 hải lý; đoạn từ điểm A7 đến điểm A8 là 60 hải lý; đoạn từ điểm A8 đến điểm A9 là 89 hải lý; đoạn từ điểm A10 đến điểm A11 là 149,3 hải lý.

- Đoạn đƣờng cơ sở từ điểm A0 đến A7 chệch quá xa so với chiều hƣớng chung của bờ biển vì điểm xác định là dựa trên các đảo có khoảng cách quá xa bờ. Cụ thể là điểm A1 ở đảo Hòn Nhạn cách bờ 56 hải lý; điểm 3 ở đảo Hòn Tài Lớn, Côn Đảo cách bờ 52 hải lý…

Tuy nhiên, đƣờng cơ sở của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Công ƣớc luật biển 1982 dựa trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, UNCLOS chƣa quy định cụ thể chiều dài của mỗi đoạn thẳng mà chỉ quy định tuyến đƣờng cơ sở thẳng không đƣợc đi chệch quá xa hƣớng chung của bờ biển. Điều này có nghĩa là Công ƣớc cho phép đƣờng cơ sở thẳng đi chệch bờ biển nhƣng lại chƣa xác định thế nào là chệch quá xa. Trên thực tế, đã có nhiều quốc gia vận dụng quy định này theo cách riêng của mình nhằm mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ . Trong số 90 nƣớc quy đi ̣nh trong hê ̣ thống pháp luâ ̣t quốc gia , phƣơng pháp đƣờng cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải , có khoảng hơn 20 nƣớc là áp du ̣ng không phù hợp với tinh thần Điều 7 Công ƣớc. Đƣờng cơ sở của Myanmar có đoạn dài 222,3 hải lý, đi chê ̣ch hƣớng chung của bờ biển là 60o

(Luật về lãnh hải và các vùng biển ngày 9/4/1977; Luâ ̣t sƣ̉a đổi Luâ ̣t về lãnh hải và các vùng bi ển ngày 5/12/2008). Với cách xác định này, mỏm đất gần nhất cũng cách đƣờng cơ sở tới 75 hải lý và cửa sông Sittang cách đƣờng cơ sở tới 120 hải lý. Đƣờng cơ sở của Columbia có đoạn dài 130,5 hải lý đƣợc áp dụng cho bờ biển thuô ̣c vùng Caribee. Tuy nhiên, bờ biển này không bi ̣ khoét sâu và cũng không có chuỗi đảo cha ̣y qua và nằm sát ngay ven bờ . Theo Tuyên bố về đƣờng cơ sở ngày 15/5/1996 hê ̣ thống đƣờng cơ sở thẳng của Trung Quốc bao gồm 48 đoa ̣n nối 49 điểm cha ̣y do ̣c ven bờ lu ̣c đi ̣a Trung Quốc và đảo Hải Nam. Tuy nhiên bờ biển Trung Quốc không thỏa mãn điều kiê ̣n bờ biển lồi

107

lõm, khúc khuỷu có nhiều chỗ khoét sâu và cũng không có chuỗi đảo chạy ven bờ. 27 đoa ̣n nối 28 điểm bao bo ̣c quần đảo Hoàng Sa , vi pha ̣m nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này .Vớ i cách xác đi ̣nh trên , Trung Quốc đã đơn phƣơng mở rô ̣ng lãnh hải của mình tƣ̀ 370.000 km2

lên 3.000.000 km2. Ngoài ra, đƣờng cơ theo Tuyên bố 1996 của Trung Quốc có đoạn dài 104 hải lý, khép kín eo biển Quỳnh Châu – eo biển hàng hải quốc tế truyền thống nối liền vịnh Bắc Bộ với biển Đông, đi lệch so với xu hƣớng chung của bờ biển tới 400. Philippin vạch đƣờng cơ sở thẳng dài tới 140 hải lý; Indonesia vạch đƣờng cơ sở dài tới 123 hải lý…

Thực tiễn, Việt Nam vạch các tuyến đƣờng cơ sở có độ dài trung bình là 85 hải lý, góc lệch so với xu thế chung của bờ biển hầu hết là 200

nên có thể coi về cơ bản là vạch theo xu thế chung của bờ biển và nếu so sánh với cách quốc gia khác thì không phải là quá xa.

Thứ hai, nếu xét yếu tố kinh tế, xã hội riêng biệt của các đảo đƣợc chọn làm điểm cơ sở thì sẽ thấy đƣợc tính chính đáng của việc lựa chọn đƣờng cơ sở theo cách của Việt Nam và cách này là phù hợp với khoản 5 Điều 7 UNCLOS. Hầu hết các điểm này đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đất liền từ lâu đời.

- Điểm A1 trên Hòn Nhạn: là đảo nhô ra nhất của quần đảo Thổ Chu. Quần đảo này nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam của đất nƣớc với 9 đảo lớn nhỏ, từ bao đời này gắn bó với đất liền về kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng.

- Các điểm A3, A4, A5 nằm trên ba đảo Tài Lớn, Bông Lang và Bảy Cạng là những điểm nhô ra xa nhất của quần đảo Côn Đảo – quần đảo gồm 13 đảo. Quan hệ kinh tế, xã hội giữa Công Đảo và đất liền đã hình thành từ lâu đời. Thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam, Côn Đảo còn là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh trong đất liền.

108

- Điểm A6 tại Hòn Hải – đảo nhô ra xa nhất của nhóm đảo Phú Quý (Cù Lao Thu) và cách đảo Phú Quý khoảng 32 hải lý, cũng là bộ phận của cụm đảo gồm trên 8 đảo và bãi cạn. Nhóm đảo này án ngữ trên con đƣờng biển đi vào cảng Vũng Tàu và cảng Sài Gòn. Nhóm đảo Phú Quý là một trong những nhóm đảo có cƣ dân sinh sống đông đúc và đã từ lâu gắn bó với đất liền về phƣơng diện hành chính.

Nhƣ vậy, các yếu tố kinh tế, xã hội của vùng biển ven bờ phía Nam Việt Nam là căn cứ chính đảng để có thể chứng minh cho những lợi ích kinh tế, tầm quan trọng của vùng biển và mối quan hệ chặt chẽ của vùng biển này với đất liền. Do vậy, những điểm này đƣợc chọn làm điểm cơ sở để vạch đƣờng cơ sở thẳng là phù hợp.

Chính vì sự phù hợp đó nên theo quan điểm của tác giả, hiện nay chƣa cần thiết phải sửa đổi lại hệ thống đƣờng cơ sở theo Tuyên bố 1982 mà nhiệm vụ là phải xây dựng một hệ thống đƣờng cơ sở của Việt Nam hoàn chỉnh bao gồm việc xác định điểm 0 nằm trên vùng nƣớc lịch sử Việt Nam - Campuchia và đoạn đƣờng cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ kết thúc tuyến đƣờng cơ sở.

3.3.2. Giải quyết các vấn đề liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Trường Sa

UNCLOS đặt ra ba cách lựa chọn cho Hoàng Sa, Trƣờng Sa:

Thứ nhất, các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý chứ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa mở rộng. Điều này có nghĩa các đảo này có 0% hiệu lực trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thứ hai, các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa ngoài lãnh hải 12 hải lý ra còn có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng. Trong đó, vùng đặc quyền kinh tế có thể rộng 200 hải lý, hay ra tới trung tuyến giữa các đảo này và bờ, và, nếu các điều kiện địa lý hữu quan đáp ứng các quy

109

định trong Điều 76 của UNCLOS; thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý. Điều này có nghĩa các đảo này có 100% hiệu lực so với bờ trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Loại giải pháp thứ nhất dựa trên nguyên tắc một số hay tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa có 100% hiệu lực hay nhiều hiệu lực trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, giữ nguyên hiện trạng “Status Quo” nghĩa là các bên giữ nguyên hiện trạng, tạo hoà bình và ổn định cho khu vực cho đến khi tìm ra đƣợc một giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận.

Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về biển, đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa nhƣ: Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005; Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và Nghị định số 140/2004/NĐ- CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia 2003; Luật Dầu khí ngày 06/7/1993 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 và Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 03/06/2008); Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về lực lƣợng Cảnh sát biển Việt Nam;các Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Tuyên bố ngày 12/11/1982 về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, có các vùng biển riêng đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản sau đó; Nghị quyết của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5

110

năm 1994 về việc phê chuẩn Công ƣớc về luật biển năm 1982; Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định về quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam; Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định về Quy chế khu vực biên giới biển; Nghị định số 55- CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ quy định về hoạt động của tàu quân sự nƣớc ngoài vào thăm nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v...

Về quản lý hành chính, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhƣ: Quyết định số 194-HĐBT ngày 09/12/1982 của Hội đồng Bộ trƣởng về việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa và trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội khóa VII, phiên họp thứ 4 ngày 28/12/1982, đã sáp nhập huyện đảo Trƣờng Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quần đảo Trƣờng Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa hoặc trong các Công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các Tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tƣợng thế giới ở Genève vào tháng 6/1980, của Đại hội Địa chất thế giới ở Paris vào tháng 7/1980 …

Nhà nƣớc Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” vào các năm: 1979, 1981 và năm 1988 về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

111

Ngày 14/3/1988, Bộ Ngoại giao nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại quần đảo Trƣờng Sa.

Tháng 04/2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trƣờng Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trƣờng Sa.

Lập trƣờng của Việt Nam luôn khẳng định nhất quán là: Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa ít nhất từ thế kỷ thứ XVII khi nó chƣa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Việt Nam chiếm hữu thật sự hai quần đảo này đến nay, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình cho đến khi nó bị các lực lƣợng vũ trang nƣớc ngoài xâm chiếm.

Từ những tƣ liệu lịch sử rõ ràng và căn cứ vào những nguyên tắc của luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Một là, từ lâu, Nhà nƣớc Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa khi mà các quần đảo đó chƣa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào;

Hai là, từ thế kỷ XVII đến nay, trong nhiều thế kỷ liên tục, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa một cách thật sự, liên tục và hoà bình;

Ba là, Nhà nƣớc Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trƣớc mọi mƣu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa.

Khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa là khu vực hiện đang còn tranh chấp về đòi hỏi chủ quyền giữa các nƣớc có liên quan, tranh chấp đã diễn ra liên tục, phức tạp, có lúc gay gắt. Đặc biệt là từ cuối

112

năm 1990 đến nay, do ảnh hƣởng của diễn biến tình hình trên thế giới và khu

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 108)