Giải quyết các vấn đề liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 112)

và Trường Sa

UNCLOS đặt ra ba cách lựa chọn cho Hoàng Sa, Trƣờng Sa:

Thứ nhất, các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý chứ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa mở rộng. Điều này có nghĩa các đảo này có 0% hiệu lực trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thứ hai, các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa ngoài lãnh hải 12 hải lý ra còn có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng. Trong đó, vùng đặc quyền kinh tế có thể rộng 200 hải lý, hay ra tới trung tuyến giữa các đảo này và bờ, và, nếu các điều kiện địa lý hữu quan đáp ứng các quy

109

định trong Điều 76 của UNCLOS; thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý. Điều này có nghĩa các đảo này có 100% hiệu lực so với bờ trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Loại giải pháp thứ nhất dựa trên nguyên tắc một số hay tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa có 100% hiệu lực hay nhiều hiệu lực trong việc tính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thứ ba, giữ nguyên hiện trạng “Status Quo” nghĩa là các bên giữ nguyên hiện trạng, tạo hoà bình và ổn định cho khu vực cho đến khi tìm ra đƣợc một giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận.

Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về biển, đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa nhƣ: Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005; Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và Nghị định số 140/2004/NĐ- CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia 2003; Luật Dầu khí ngày 06/7/1993 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 và Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 03/06/2008); Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về lực lƣợng Cảnh sát biển Việt Nam;các Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Tuyên bố ngày 12/11/1982 về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, có các vùng biển riêng đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản sau đó; Nghị quyết của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5

110

năm 1994 về việc phê chuẩn Công ƣớc về luật biển năm 1982; Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định về quy chế cho tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam; Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định về Quy chế khu vực biên giới biển; Nghị định số 55- CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ quy định về hoạt động của tàu quân sự nƣớc ngoài vào thăm nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v...

Về quản lý hành chính, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhƣ: Quyết định số 194-HĐBT ngày 09/12/1982 của Hội đồng Bộ trƣởng về việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa và trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội khóa VII, phiên họp thứ 4 ngày 28/12/1982, đã sáp nhập huyện đảo Trƣờng Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quần đảo Trƣờng Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa hoặc trong các Công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các Tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tƣợng thế giới ở Genève vào tháng 6/1980, của Đại hội Địa chất thế giới ở Paris vào tháng 7/1980 …

Nhà nƣớc Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” vào các năm: 1979, 1981 và năm 1988 về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

111

Ngày 14/3/1988, Bộ Ngoại giao nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại quần đảo Trƣờng Sa.

Tháng 04/2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trƣờng Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trƣờng Sa.

Lập trƣờng của Việt Nam luôn khẳng định nhất quán là: Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa ít nhất từ thế kỷ thứ XVII khi nó chƣa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Việt Nam chiếm hữu thật sự hai quần đảo này đến nay, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình cho đến khi nó bị các lực lƣợng vũ trang nƣớc ngoài xâm chiếm.

Từ những tƣ liệu lịch sử rõ ràng và căn cứ vào những nguyên tắc của luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Một là, từ lâu, Nhà nƣớc Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa khi mà các quần đảo đó chƣa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào;

Hai là, từ thế kỷ XVII đến nay, trong nhiều thế kỷ liên tục, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa một cách thật sự, liên tục và hoà bình;

Ba là, Nhà nƣớc Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trƣớc mọi mƣu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa.

Khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa là khu vực hiện đang còn tranh chấp về đòi hỏi chủ quyền giữa các nƣớc có liên quan, tranh chấp đã diễn ra liên tục, phức tạp, có lúc gay gắt. Đặc biệt là từ cuối

112

năm 1990 đến nay, do ảnh hƣởng của diễn biến tình hình trên thế giới và khu vực nên tình hình tranh chấp trên biển, đảo của các nƣớc trong khu vực Hoàng Sa và Trƣờng Sa tiếp tục diễn biến phức tạp, ngấm ngầm nhƣng gay gắt trên nhiều phƣơng diện với những thủ đoạn và hình thức mới. Tuy nhiên, các nƣớc có liên quan đều muốn có một môi trƣờng ổn định để xây dựng, khai thác và phát triển kinh tế biển của mình.

Việc tranh chấp chủ quyền trên biển rất khó khăn, không chỉ ở Biển Đông mà trên thế giới có khoảng 280 vùng biển có tranh chấp; thậm chí, có nơi vài chục năm nay vẫn chƣa giải quyết ổn thỏa. Bên nào tranh chấp cũng có những lý lẽ riêng của mình để bảo vệ quyền lợi trong khi luật pháp quốc tế, định chế quốc tế trong Công ƣớc về luật biển chỉ có thể chấp nhận phải trên cơ sở pháp lý của nó. Việc các bên thỏa thuận, thƣơng lƣợng với nhau đã khó nên việc biểu thị tinh thần hiểu biết lẫn nhau để tìm một giải pháp mà các bên đều chấp nhận đƣợc lại còn khó hơn.

Mọi sự tranh chấp, yêu sách về biển, mọi việc hoạch định biên giới giữa các quốc gia lân cận chỉ có thể giải quyết thực sự nếu tất cả các bên liên quan đều có thiện chí muốn đi tới giải quyết. Trong tình hình hiện nay, việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông nói chung và ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa nói riêng là vấn đề khó khăn mà không thể giải quyết một sớm một chiều. Các nƣớc xung quanh Biển Đông và nhất là ở hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đang mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 112)