Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 88)

Trong thế giới ngày nay, với xu thế hợp tác và toàn cầu hoá, các quốc gia ngày càng có nhiều diễn đàn hợp tác để giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu, phục vụ cho sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, sự hợp tác này cũng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia, khi mà điều kiện, hoàn cảnh và lợi ích của mỗi một quốc gia chƣa đồng nhất với nhau. Đây cũng là một thách thức của cộng đồng quốc tế ngày nay bởi vì tỷ lệ tranh chấp thƣờng phát triển tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng của quan hệ quốc tế. Cho dù diễn ra ở lĩnh vực nào, mức độ tranh chấp ở cấp độ nào thì nó cũng sẽ ít nhiều ảnh hƣởng đến hoà bình và an ninh quốc tế.

Theo Công ƣớc năm 1982 về Luật biển, trong quá trình khai thác và sử dụng biển, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích và áp dụng Công ƣớc bằng phƣơng pháp hoà bình theo đúng quy định của Liên hợp quốc. Cụ thể tại Điều 279 Công ƣớc quy định: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ƣớc bằng các phƣơng pháp hoà bình theo đúng Điều 2 khoản 3 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phƣơng pháp đã đƣợc nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chƣơng”. Nội dung về giải quyết tranh chấp về biển đƣợc quy định tại phần XV, từ Điều 279 đến Điều 299 Công ƣớc, bao gồm các vấn đề cơ bản nhƣ: nguyên tắc giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp… Các quốc gia thành viên của Công ƣớc có quyền đi đến thảo thuận giải quyết tranh chấp bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phƣơng pháp hoà bình nào theo sự lựa chọn. Mặt khác, khi có tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng điều ƣớc, các bên tranh chấp cần tiến hành trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hay bằng các phƣơng pháp hoà bình khác. Việc giải quyết tranh tranh chấp liên

85

quan đến việc giải thích và áp dụng Công ƣớc 1982 về Luật biển cũng có thể áp dụng phƣơng pháp hoà giải. Khi một vụ tranh chấp đã đƣợc đƣa ra hoà giải, thì chỉ có thể kết thúc việc hoà giải theo đúng thủ tục hoà giải đã thoả thuận, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Ngƣợc lại, nếu các yêu cầu không đƣợc chấp nhận hoặc các bên không thể thoả thuận đƣợc về mặt thủ tục hoà giải, thì coi nhƣ đã chấm dứt việc hoà giải. Trong mọi trƣờng hợp, các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ƣớc không đƣợc giải quyết, theo yêu cầu của một bên, đều đƣợc đƣa ra trƣớc toà án có thẩm quyền theo Công ƣớc 1982.

Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của biển và những tranh chấp quốc tế về biển, Công ƣớc 1982 cũng thiết lập thêm một số thiết chế có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế về biển. Cụ thể, các quốc gia là thành viên của Công ƣớc 1982 có thể lựa chọn các hình thức giải quyết sau đây: Toà án quốc tế về Luật biển đƣợc thành lập theo phụ lục VI, công ƣớc 1982; Toà trọng tài đƣợc thành lập theo phụ lục VII Công ƣớc 1982; và Toà Trọng tài đặc biệt đƣợc thành lập theo phụ lục VIII Công ƣớc 1982. Khi lựa chọn các thiết chế giải quyết tranh chấp nói trên, các quốc gia thể hiện thông tuyên bố bằng văn bản và việc lựa chọn có thể một hoặc các biện pháp đã nêu. Trong trƣờng hợp một quốc gia là một bên trong vụ tranh chấp mà không đƣa ra một tuyên bố nhƣ đã nêu ở trên thì đƣợc xem nhƣ là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định trong Công ƣớc 1982 theo phụ lục VII.

Mặt khác, nếu các bên trong tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể đƣợc đƣa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Tuy nhiên, nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể đƣợc đƣa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã đƣợc trù định tại phụ lục VII, Công ƣớc 1982, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác.

86

Toà án quốc tế về Luật biển cũng có thẩm quyền giải quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ƣớc. Những tranh chấp này có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: giải thích và áp dụng Công ƣớc về việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán của quốc gia ven biển; giải thích và áp dụng Công ƣớc về nghiên cứu khoa học biển; giải thích và áp dụng Công ƣớc về việc đánh bắt hải sản; giải thích và áp dụng Công ƣớc về hoạch định ranh giới các vùng biển, các vụ tranh chấp về các vịnh hoặc các vùng thuộc về lịch sử…

Tại khoản 3 Điều 4 Luật Biển 2012 quy định về các nguyên tắc lớn về giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nƣớc, hợp tác quốc tế về biển, quản lý và bảo vệ biển, phát triển kinh tế biển, tuần tra kiểm soát trên biển nhƣ sau: “Nhà nƣớc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nƣớc khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”. So với các văn bản pháp luật trƣớc đó, đây là một điểm hoàn toàn mới của Luật Biển Việt Nam. Điểm mới này thể hiện sự tƣơng thích với UNCLOS nói riêng cũng nhƣ pháp luật quốc tế nói chung. Các quy định này một mặt khẳng định lại chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giải quyết tranh chấp về biển, đảo, đồng thời tạo khung pháp lý quan trọng để triển khai các công tác quản lý, bảo vệ biển và phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Đối với các tranh chấp vùng biển, trong khi khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa, Luật biển Việt Nam nêu rõ nguyên tắc: "giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nƣớc khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với UNCLOS 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”. Các biện pháp hòa bình ở đây đƣợc hiểu là đàm phán, trung gian, hòa giải, sử dụng các tổ chức quốc tế, các cơ quan tài phán quốc tế hay bất kỳ biện

87

pháp hòa bình nào khác đƣợc quy định trong Hiến chƣơng Liên hiệp quốc và UNCLOS 1982. Thực tiễn của Việt Nam giải quyết phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, trong Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997 và thỏa thuận khai thác chung với Malaysia năm 1995, phân định thềm lục địa với Indonexia năm 2003 đã chứng minh thiện chí và quyết tâm của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp vùng biển với các nƣớc láng giềng trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế, UNCLOS 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông 2002.

88

Chương 3

ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có diện tích biển lớn gần gấp ba lần diện tích đất liền, với gần 3.000 đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa [6,1]. Biển có một vị trí đặc biệt quan trọng trong an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Kể từ khi là thành viên của Công ƣớc luật biển năm 1982, Việt Nam thƣờng xuyên hệ thống hoá, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau trong nƣớc sao cho phù hợp với pháp luật, thông lệ và tập quán quốc tế, trong đó có lĩnh vực pháp luật về biển; trong đó có việc tiếp thu, kế thừa, phát triển và chuyển hoá các quy của Công ƣớc vào pháp luật trong nƣớc nhằm đảm bảo thực thi Công ƣớc một cách có hiệu quả, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển, cùng với cộng đồng quốc tế duy trì hoà bình, an ninh trên biển, bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng biển.

Trƣớc đây, chúng ta đã có các văn bản của Chính phủ nhƣ Tuyên bố của Chính phủ về Các vùng biển Việt Nam năm 1977 bao gồm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, Tuyên bố về Đƣờng cơ sở Việt Nam năm 1982; một số luật chuyên ngành về biển nhƣ Bộ luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội khoá IX phê chuẩn Công ƣớc Luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982 (CƢLB)… và một số những quy định khác nằm rải rác trong các văn bản dƣới luật. Với việc thông qua Luật biển, lần đầu tiên tính từ khi thành lập nƣớc đến nay, chúng ta có một văn bản mang tầm một bộ luật chung về biển.

Luật biển Việt Nam với những nội dung tổng hợp, phong phú xứng đáng là một bộ luật khung về các vấn đề biển của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý

89

toàn diện và hiệu quả cho Việt Nam trong quản lý sử dụng vùng biển, hội nhập quốc tế về biển, giải quyết các tranh chấp vùng biển trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt UNCLOS, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền lợi biển chính đáng theo UNCLOS, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Với việc thông qua Luật biển 2012 phù hợp với UNCLOS, Việt Nam đã thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)