Vấn đề phân định biển

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 101)

98

ta và các nƣớc láng giềng cách nhau ít hơn 400 hải lý, một phần các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nƣớc ta và các nƣớc láng giềng nằm đè lên nhau tạo ra các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia với nhau. Chính điều này đặt ra vấn đề phân định biển giữa các quốc gia. Phân định biển đƣợc hiểu là quá trình hoạch định ranh giới giữa các quốc gia có các vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau. Đây là một vấn đề quan trọng của luật biển quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình phân định biển của Việt Nam khá phức tạp. Bên cạnh một số vùng biển đã đƣợc phân định cụ thể thì các vùng biển còn lại vẫn chƣa rõ ràng với những tiến độ khác nhau. Tình hình phân định biển của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực đƣợc thống kê nhƣ sau:

* Vùng biển Việt Nam – Thái Lan

Vịnh Thái Lan (còn gọi là vịnh Xiêm) là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nƣớc Thái Lan (1.560km), Việt Nam (230km), Malaixia (150km) và Campuchia (460km). Vịnh thông ra Biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhƣng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385km (208 hải lý). Do đó, căn cứ vào các quy định mới Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, toàn bộ Vịnh là đối tƣợng của các yêu sách mở rộng quyền tài phán của các quốc gia ven biển ra tới hạn 200 hải lý. Thái Lan và Việt Nam là hai nƣớc có bờ biển đối diện. Giữa hai quốc gia tồn tại một vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (rộng khoảng 6.074km2) hình thành do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đƣờng ranh giới thềm lục địa của Thái Lan công bố năm 1973.

Từ năm 1992 đến năm 1997 hai bên đã tiến hành chín vòng đàm phán và đến ngày 9/8/1997, Chính phủ hai nƣớc đã ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam - Thái Lan theo đƣờng C-K dài khoảng 74 hải lí (137km), chấm dứt một

99

phần tƣ thế kỷ tranh cãi giữa hai nƣớc về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam - Thái Lan. Hai bên đã thống nhất cần áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định để đi đến một giải pháp công bằng. Hai bên đều đồng ý áp dụng phƣơng pháp trung tuyến trong phân định cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nƣớc. Trong thoả thuận này, nƣớc ta đƣợc 32.5% vùng tranh chấp và Thái Lan đƣợc 67.5%. Đây là Hiệp định biên giới biển đầu tiên Việt Nam kí kết với các nƣớc láng giềng.

* Vùng biển Việt Nam - Malaysia

Vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia rộng gần 3.000km2. Vùng biển chồng lấn này hình thành bởi đƣờng ranh giới thềm lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên bản đồ của Malaixia công bố năm 1979.

Giữa hai nƣớc chƣa giải quyết phân định vùng chồng lấn này mà sau cuộc đàm phán cấp Thứ trƣởng ngoại giao, ngày 5/6/1992, Việt Nam và Malaysia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thoả thuận về “Hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nƣớc; giao cho các công ty dầu lửa của hai nƣớc kí kết các dàn xếp thƣơng mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. – đây đƣợc xem là giải pháp khai thác chung mang tính dàn xếp tạm thời để xoa dịu những bất đồng, tranh chấp trƣớc mắt. Đây cũng là thoả thuận về hợp tác khai thác chung đầu tiên của nƣớc ta với các nƣớc láng giềng.

* Vùng biển Việt Nam – Campuchia

Việt Nam và Campuchia là hai nƣớc láng giềng có vùng biển kế cận nhau. Giữa bờ biển Việt Nam và Campuchia có trên 150 hòn đảo lớn và nhỏ, đƣợc chia thành bẩy cụm và một số đảo lẻ. Ngoài một số đảo lớn nhƣ Phú Quốc có diện tích 573km2, Phú Dự - 25km2

, Thổ Chu - 10km2 và một số đảo nhƣ Hòn Dứa, Nam Du trên dƣới 5km2, còn lại các đảo đều nhỏ có diện tích

100 dƣới 1km2

. Trong lịch sử, hai bên có vấn đề tranh chấp chủ quyền đòi hỏi một số đảo ven bờ và chƣa tiến hành đàm phán phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngày 7/7/1982, hai bên đã ký kết một hiệp định xác lập một vùng nƣớc lịch sử chung Việt Nam – Campuchia (diện tích khoảng 8.797km2) đƣợc giới hạn bởi bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulowai của Campuchia chƣa có đƣờng biên giới trên biển. Ngoài ra, trong hiệp định cũng xác định rõ chủ quyền đảo của mỗi bên theo một đƣờng mà Toàn quyền Đông Dƣơng Jules Brévié đề xuất năm 1939, thiết lập một vùng nƣớc lịch sử chung hai bên cùng nhau kiểm soát và quản lý; các hoạt động đánh bắt hải sản đƣợc thực hiện theo tập quán nhƣ cũ; mọi hoạt động liên quan đến thăm dò dầu khí trong vùng nƣớc lịch sử phải có ý kiến nhất trí của bên kia mới đƣợc tiến hành. Tuy nhiên, hai bên còn phải tiếp tục đàm phán để xác định ranh giới biển trong vùng nƣớc lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

* Vùng biển Việt Nam – Trung Quốc

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Đây là Hiệp định mang tính tổng thể, phân định rõ đƣờng biên giới, lãnh hải và ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa hai nƣớc trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên thống nhất một đƣờng phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân (phía Bắc) đến cửa vịnh phía Nam, từ điểm 1 đến điểm 9 là là biên giới lãnh hải giữa hai nƣớc trong VBB, từ điểm số 9 đến 21 là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nƣớc trong VBB. Ngoài ra, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ đã đƣợc Bộ Thuỷ sản Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thay mặt Chính phủ hai nƣớc ký kết tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 25/12/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2004. Hiệp định gồm 22 điều và 01 Nghị định thƣ.

101

Trong thời gian tới VN và Trung Quốc tiếp tục tiến hành đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Đến tháng 1/2009, hai bên đã tiến hành đƣợc 5 vòng đàm phán. Hai bên quán triệt và thực hiện theo đúng thỏa thuận nêu trong “Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc” của lãnh đạo cấp cao hai nƣớc về “tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và trao đổi vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát ở vùng biển này” là nguyên tắc chỉ đạo cơ bản cho nhóm công tác liên hợp về đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc.

* Vùng biển Việt Nam – Inđônêsia

Việt Nam và Inđônêxia có vùng biển chồng lấn rộng khoảng 40.000km2. Khu vực thềm lục địa phải phân định giữa hai nƣớc nằm ở phía Đông Nam nƣớc ta và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Inđônêxia. Trong khu vực phân định này, đảo xa bờ nhất của Việt Nam là Côn Đảo, nằm cách bờ biển của ta khoảng 90km. Inđônêxia là quốc gia quần đảo với hơn 17.000 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Đảo xa bờ nhất của Inđônêxia giáp vùng này là đảo Natuna Bắc, cách đảo lớn Borneo của Inđônêxia khoảng 320km về hƣớng Tây Bắc. Ngày 26/6/2003, Hiệp định giữa nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nƣớc Cộng hoà Inđônêxia về phân định thềm lục địa giữa hai nƣớc đã đƣợc ký chính thức Hiệp định đã phân định rõ ràng phạm vi vùng thềm lục địa của hai nƣớc; đề ra cách giải quyết khi xảy ra trƣờng hợp hai bên chung nhau các mỏ nằm trên đƣờng ranh giới thềm lục địa giữa hai nƣớc, qua đó, Hiệp định tạo ra cho ta một cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý vùng thềm lục địa của ta, khép kín đƣờng ranh giới thềm lục địa với một nƣớc láng giềng, góp phần xây dựng đƣờng ranh giới biển với Inđônêxia hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dài; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác về bảo vệ môi trƣờng biển và an ninh trên

102

biển; và góp phần tạo cục diện có lợi cho ta trên Biển Đông. Theo đƣờng phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nƣớc, Việt Nam đạt 63%, phía Inđônêxia đạt 37% diện tích vùng chồng lấn. Về chế độ pháp lí, hai bên tôn trọng cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với thềm lục địa giữa hai nƣớc đƣợc xác định theo Hiệp định.

Tóm lại, hiện nay, chúng ta cần phải tiến hành phân định các vùng biển sau: - Phân định với Campuchia các vùng biển chồng lấn ở trong và ngoài vùng nƣớc lịch sử.

- Phân định với Indonesia vùng đặc quyền kinh tế.

- Phân định với Malaysia vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

- Phân định trong vùng chồng lấn ba bên Việt Nam - Thái Lan - Malaysia. Giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan có một vùng chồng lấn khoảng 800km2 ba bên đã thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết phân định sẽ cùng nhau khai thác chung khu vực chồng lấn.

- Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam. Căn cứ vào các điều khoản của UNCLOS 1982 (khoản 1,4,5 và 7 của Điều 76), đặc điểm tự nhiên của bờ biển và thềm lục địa, một số vùng biển của Việt Nam đƣợc phép mở rộng ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Theo đó, ngày 7/5/2009, Malaysia và Việt Nam trình báo cáo chung về khu vực phía Nam Biển Đông. Khu vực xác định chung đƣợc giới hạn bởi điểm cắt của vòng cung bán kính 200 hải lý với ranh giới thềm lục địa Malaysia và Philippin. Ở phía Đông tại điểm A, điểm cắt của hai vòng cung bán kính 200 hải lý từ phía Malaysia về phía Tây Nam điểm A (điểm B và C), bởi đƣờng biên giới theo Hiệp định thềm lục địa ký giữa Malaysia và Indonesia năm 1969 (điểm D và E), đƣờng ranh giới theo Hiệp định ranh giới thềm lục địa Việt Nam - Indonesia năm 2003 về phía Tây Bắc (điểm F và G) và điểm giao của vòng cung từ ranh giới phía Việt Nam về phía

103

Đông Bắc (điểm H và I). Khu vực xác định hoàn toàn nằm ngoài 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở lãnh thổ lục địa của Malaysia và Việt Nam và nằm ngoài các ranh giới đã thoả thuận với các nƣớc hữu quan. Đây là lý do hai nƣớc khẳng định báo cáo chung không làm tổn hại các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp.

Tiếp theo, ngày 8/5/2009, Việt Nam đã trình Báo cáo riêng lên Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên hiệp quốc ở khu vực Bắc (VNM-N) nằm ở phía Đông Bắc Biển Đông. Theo Báo cáo này, khu vực VNM-N đƣợc xác định và giới hạn về phía Bắc bởi đƣờng cách đều giữa đƣờng cơ sở lãnh hải Việt Nam và CHND Trung Hoa, ở phía Đông và phía Nam bởi ranh giới ngoài thềm lục địa đƣợc xác định trong Báo cáo phù hợp với Điều 76 (8) của UNCLOS 1982, về phía Tây bởi đƣờng 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở lãnh hải Việt Nam. Rõ ràng khu vực thềm lục địa này trong Báo cáo không chồng lấn, không tranh chấp và không ảnh hƣởng gì đến vấn đề phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Mặc dù Việt Nam đã gửi báo cáo riêng và báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý lên Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên hiệp quốc, song với sự ra đời của Luật Biển năm 2012, chúng ta có thể gửi bổ sung tài liệu pháp lý này làm căn cứ để bảo vệ và thuyết phục Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa khi giải quyết các báo cáo của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)