Mặt chủ quan của tội c-ớp giật tài sản.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) (Trang 30)

Đối với tội c-ớp giật tài sản ng-ời phạm tội biết đ-ợc hành vi của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che dấu hành vi đó, ng-ời phạm tội mong muốn chủ tài sản không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt, do vậy hoàn toàn không có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó trực tiếp với chủ tài sản.

Hành vi tội c-ớp giật tài sản đ-ợc thực hiện bằng lỗ i cố ý trực tiếp. Thể hiện ở chỗ ng-ời thực hiện hành vi phạm tội c-ớp giật tài sản khi phát hiện thấy sơ hở của ng-ời quản lý tài sản, biết rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật nh-ng do mong muốn chiếm đoạt đ-ợc tài sản, và để thực hiệ n mong muốn đó ng-ời phạm tội đã dùng thủ đoạn nhanh chóng công khai chiếm đoạt tài sản. Mặt khác, ng-ời phạm tội biết tài sản thuộc sở hữu của ng-ời khác và đang trong sự quản lý của họ, nh-ng vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt và mong muốn biến tài sản đ ó thành tài sản của mình. Nh- vậy, thái độ tâm lý của ng-ời phạm tội c-ớp giật tài sản là sự kiên quyết thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của ng-ời khác.

Đối với tội c-ớp giật tài sản, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc cho nên ng-ời cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức đ-ợc tính chất nguy hiểm cho xã

hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi cũng đã thấy tr-ớc đ-ợc hậu quả của nó [39, tr. 104].

Những tr-ờng hợp lầm t-ởng là tài sản của mình hoặc tài sản không có ng-ời quản lý hay không có mục đích chiếm đoạt tài sản đều không phải là hành vi tội c-ớp giật tài sản. Những tr-ờng hợp này sẽ không cấu thành tội c-ớp giật tài sản hoặc cấu thành một tội phạm khác. Ví dụ một ng-ời đi đ-ờng đánh rơi một ví tiền nh-ng không biết nên tiếp tục đi khuất, A chạy đến nhặt lên thì bị B giật mất ví tiền và bỏ chạy. Trong tr-ờng hợp này hành vi của B có những dấu hiệu nh- ở mặt khách quan của tội c-ớp giật tài sản nh-ng không cấu thành tội c-ớp giật tài sản vì tài sản mà B giật đ-ợc không nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu nữa, nó là tài sản bị thất lạc, không có chủ.

Một vấn đề cần giải quyết là tr-ờng hợp có sự không phù hợp giữa ý thức chủ quan của ng-ời phạm tội và thực tế khách quan về tính chất đối t-ợng xâm hại. Đây là tr-ờng hợp sai lầm về khách thể và đối t-ợng, tr-ờng hợp này có hai h-ớng giải quyết khác nhau: h-ớng giải quyết định tội theo khách quan và h-ớng giải quyết định tội theo chủ quan.

H-ớng định tội theo khách quan cho rằng thực tế hành vi xâm hại tới khách thể nào thì định tội theo quan hệ sở hữu đó, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của ng-ời phạm tội.

Định tội theo h-ớng chủ quan cho rằng ng-ời phạm tội t-ởng và mong muốn xâm hại quan hệ xã hội nào thì định tội danh theo quan hệ xã hội đó. Quan điểm này cho rằng nh- vậy vừa đơn giản, vừa phù hợp với tâm lý ng-ời phạm tội của đa số những tr-ờng hợp xâm phạm sở hữu [39, tr.186]. Thực tế luật hình sự Việt Nam giải quyết tr-ờng hợp này nh- sau:

- Nếu ý thức chủ quan của ng-ời phạm tội rõ ràng thì định tội theo ý thức chủ quan.

- Nếu ý thức chủ quan không rõ ràng (không quan tâm đến tài sản là gì) thì định tội danh theo thực tế khách quan.

Ví dụ: An và Long rủ nhau đi c-ớp giật tài sản, khi thấy một phụ nữ khoác chiếc túi trên vai, An lái xe áp sát để Long giật chiếc túi rồi phóng xe chạy, khi mở túi ra thấy trong túi đựng nhiều gói hêrôin đ-ợc bọc trong bọc giấy báo.

Đối với tr-ờng hợp này nếu ý thức chủ quan của An và Long là c-ớp túi xách có tiền, hay điện thoại di động…(những tài sản này là đối tượng của tội cướ p giật tài sản) thì hành vi của An và Long phạm tội c-ớp giật tài sản. Còn trong tr-ờng hợp ý thức chủ quan của An và Long không rõ ràng, không quan tâm đến tài sản trong túi xách là gì, thì hành vi của An và Long cấu thành tội chiếm đoạt chất ma tuý quy định tại Điều 194 BLHS.

Tôi cho rằng cách giải quyết này là hợp lý, phù hợp với thực tế của các dấu hiệu khách quan và chủ quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội c-ớp giật tài sản. Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của ng-ời khác thành tài sản của mình hoặc một nhóm ng-ời. Chiếm đoạt không còn là mục đích hành động mà phải thực hiện trong thực tế. Nếu không nhằm mục đích đó thì hành vi đã thực hiện không phải là hành vi tội c-ớp giật tài sản. Ví dụ : tháng 7/2001, Thành và H-ng đi xe máy đèo nhau trên đ-ờng Bạch Mai, thấy Mai và Hoa đang đèo nhau trên xe đạp, Hoa ngồi sau đội một chiếc mũ vải màu vàng có trang trí đẹp, Thành bảo H-ng giật mũ của Hoa để trêu đùa Hoa cho vui, Thành áp sát xe máy vào xe đạp Mai đang đi, H-ng dùng tay giật chiếc mũ Hoa đang đội, Hoa hô hoán, Thành và H-ng bị bắt giữ.

Tr-ờng hợp trên hành vi của Thành và H-ng có đầy đủ những dấu hiệu về mặt khách quan của tội c-ớp giật tài sản, nh-ng không cấu thành tội c-ớp giật tài sản vì Thành và H-ng không có mục đích chiếm đoạt chiếc mũ của Hoa, mà mục đích là giật mũ của Hoa để trêu đùa.

Trong điều luật quy định về tội c-ớp giật tài sản không quy định dấu hiệu động cơ của tội phạm này nh-ng thông qua hành vi và mục đích phạm tội thì tội c-ớp giật tài

sản có động cơ t- lợi. Chính động cơ vụ lợi này đã thúc đẩy ng-ời phạm tội tội c-ớp giật tài sản thực hiện hành vi phạm tội .

Nh- vậy, tội c-ớp giật tài sản đ-ợc thực hiện d o lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản với động cơ t- lợi.

1.3. Trách nhiệm hình sự đối với ng-ời phạm tội c-ớp giật tài sản. BLHS năm 1999 đã nhập hai ch-ơng IV và VI của BLHS năm1985 vào thành một ch-ơng với 13 tội danh. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội c-ớp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tại cùng một điều luật là Điều 131 (c-ớp giật tài sản XHCN) và Điều 154 (c-ớp giật tài sản công dân) BLHS năm1985, nh-ng đến BLHS năm 1999 hai tội này đ-ợc quy định thành hai tội phạm ở hai điều khác nhau, tội c-ớp giật tài sản ( Điều 136, BLHS năm1999) và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137, BLHS năm1999). Tội c-ớp giật tài sản đ-ợc quy định thành bốn khung hình phạt thay vì có ba khung nh- trong quy định của BLHS năm1985. Và đặc biệt về mức hình phạt BLHS năm1999 quy định nghiêm khắc hơn so với BLHS năm1985.

Khung1 (cấu thành cơ bản): BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù từ một năm đến năm năm.

Khung 2: hình phạt tù từ ba năm đến m-ời năm áp dụng đối với tr-ờng hợp phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng gồm:

a) Có tổ chức: phạm tội có tổ chức hình thức đồng phạm đặc biệt, là tr-ờng hợp phạm tội có từ 2 ng-ời trở lên, có sự cấu kết chặt chẽ giữa những ng-ời phạm tội, có sự bàn bạc, tính toán và phân công từ tr-ớc. Đối với tội c-ớp giật tài sản, tình tiết phạm tội này có xu h-ớng tăng trong những năm gần đây, gây thiệt hại, thất thoát lớn về tài sản. ví dụ :8/2000 Long, Linh, Kỳ đến nhà Thành để hít hêrôin thì bị công an bắt quả tang thu 0,132g hêrôin. Tại cơ quan điều tra chúng khai từ 6/2000 đến ngày bị bắt chúng đã bàn bạc rủ nhau đi c-ớp giật, dùng xe SUZUKI của gia đình Linh, từng cặp hai tên một đã đi c-ớp giật đ-ợc 6 vụ, đ-ợc 6 đồng hồ, sau đó chúng đem đặt ở hiệu cầm đồ ở Phố Bạch mai lấy tiền hút hít.

b) Có tính chất chuyên nghiệp là tr-ờng hợp phạm tội nhiều lần và coi hoạt động tội c-ớp giật tài sản là cách thức kiếm sống, nguồn sống chính cho bản thân [32,tr.247]. Những kẻ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong tội c-ớp giật tài sản th-ờng là những phần tử sa đoạ, biến chất, lưu manh, là đối tượng tệ nạn xã hội …nên tính chất của hành vi phạm tội của chúng mang tính nguy hiểm cao cho xã hội.

c)Tái phạm nguy hiểm là tr-ờng hợp đã bị phạt tù về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, ch-a đ-ợc xoá án tích mà lại phạm tội c-ớp giật tài sản có tình tiết tăng nặng chuyển khung hoặc đã tái phạm, ch-a đ-ợc xoá án tích, nay phạm tội c-ớp giật tài sản [21, tr.199] .

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm là tr-ờng hợp ng-ời phạm tội thực hiện hành vi nhanh chóng chiếm đoạt bằng hình thức dễ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ sở hữu hoặc ng-ời quản lý tài sản, dùng thủ đoạn nguy hiểm là biểu hiện quyết tâm chiếm đoạt bằng đ-ợc tài sản của ng-ời phạm tội, do vậy tính chất, mức độ của tội phạm nguy hiểm cao hơn trong tr-ờng hợp phạm tội c-ớp giật tài sản bình th-ờng. Nh- việc dùng xe máy phân khối lớn c-ớp giật tài sản của ng-ời đi đ-ờng gây ngã xe, tai nạn giao thông… hiện nay đây là thủ đoạn nhiều nhất mà bọn phạm tội cướp giật tài sản sử dụng để hoạt động phạm tội c-ớp giật tài sản ở Hà Nội.

đ) Hành hung để tẩu thoát là tr-ờng hợp ng-ời phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội bị phát hiện, đuổi bắt đã có hành vi dùng sức mạnh chống lại việc bắt giữ của chủ sở hữu hoặc của ng-ời khác để tẩu thoát. Việc chống trả này không đòi hỏi có gây th-ơng tích đáng kể hay không. Mục đích của việc chống trả là nhằm tẩu thoát, nếu nhằm để giữ bằng đ-ợc tài sản vừa c-ớp giật đ-ợc thì là tr-ờng hợp chuyển hoá từ tội c-ớp giật tài sản thành tội c-ớp tài sản. Tính nguy hiểm của tình tiết này đ-ợc biểu hiện ở việc ngoài gây thiệt hại về tài sản còn xâm hại đến sức khoẻ của chủ sở hữu và những ng-ời khác, xâm phạm đến trật tự xã hội. Ví dụ 8/1998 Long đèo C-ờng đi xe Dream đến Ph-ơng Mai, C-ờng ngồi trên xe máy, còn Long nhảy xuống giật sợi dây chuyền của chị Vân đang đứng gần đó rồi chạy lên xe C-ờng đang chờ sẵn để tẩu thoát, thì bị một ng-ời đi đ-ờng đâm xe máy vào xe Long làm xe bị đổ, Long bị anh Đức chồng chị

Vân xông vào bắt giữ, Long dùng dao đâm vào tay anh Đức làm anh Đức bị th-ơng, khâu 4 mũi.

e) Gây th-ơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ng-ời khác mà tỷ lệ th-ơng tật từ 11% đến 30%: Theo nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì mức độ th-ơng tích nặng, tổn hại nặng cho sức khoẻ là mức độ th-ơng tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho nạn nhân từ 31% trở lên. Gây chết ng-ời là tr-ờng hợp ng-ời bị tấn công chết nh-ng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân không phải do hành vi tấn công mà nằm ngoài ý muốn của kẻ phạm tội và do những nguyên nhân khách quan, ví dụ gây th-ơng tích cho ng-ời bị tấn công, nạn nhân không đến bệnh viện mà chủ quan đi làm nên bị vi trùng uốn ván chết.

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm m-ơi triệu đồng đến d-ới hai trăm triệu đồng.

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Khung 3: BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù từ bảy năm đến m-ời lăm năm áp dụng trong tr-ờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định thể hiện tính nghiêm khắc cao hơn và bao gồm các tình tiết sau :

a) Gây th-ơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ng-ời khác mà tỷ lệ th-ơng tật từ 31% đến 60%.

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến d-ới năm trăm triệu đồng.

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung 4: BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù từ m-ời hai năm đến hai m-ơi năm hoặc tù chung thân áp dụng tr-ờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định :

a) Gây th-ơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ng-ời khác mà tỷ lệ th-ơng tật từ 61% trở lên hoặc làm chết ng-ời.

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong các khoản 2, 3, 4 của điều luật này không phải là hậu quả về tính mạng đã đ-ợc quy định là một tình tiết tăng nặng định khung riêng biệt. Hậu quả này có thể là về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ảnh h-ởng đến chính trị hoặc thiệt hại về tài sản. Do đó phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả mà tội phạm gây ra để xác định thuộc tr-ờng hợp nào [21, tr.188].

* Hình phạt bổ sung: BLHS năm 1999 quy định hình phạt bổ sung vào từng điều luật cụ thể, đối với tội c-ớp giật tài sản hình phạt bổ sung là : Ng-ời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ m-ời triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Ng-ời phạm tội c-ớp giật tài sản có tính chất vụ lợi, nên BLHS quy định hình phạt tiền nhằm t-ớc của ng-ời phạm tội một khoản tiền nhất định xung công quỹ, mức tối thiểu là 5 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng nhằm t-ớc đoạt lại các nguồn thu lợi bất chính hoặc trừng phạt về kinh tế đối với ng-ời phạm tội. ở đây phạt tiền đ-ợc quy định là chế tài lựa chọn.

Ch-ơng II:

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)