Nâng cao vai trò của Toà án nhân dân.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) (Trang 100)

Nội trong giai đoạn hiện nay.

3.6.3.Nâng cao vai trò của Toà án nhân dân.

Trong thời gian qua công tác xét xử của Toà án còn nhiều hạn chế. Toà án ít chú ý đến yêu cầu phòng ngừa tội phạm nói chung và tội c-ớp giật tài sản nói riêng. Do đó, thời gian tới Toà án cần chú ý hơn đến vấn đề này. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự, các vụ án c-ớp giật tài sản, Toà án các cấp kịp thời phát hiện sớm những sơ hở mất cảnh giác của nhân dân và sơ hở trong công tác quản lý Nhà n-ớc, cũng nh- ph-ơng thức thủ đoạn phạm tội mới của tội phạm. Từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng ngừa tội phạm. Bằng việc xét xử các vụ án ( nhất là các vụ án đ-ợc xét xử l-u động tại nơi xảy ra tội phạm), thông qua đó để tuyên truyền ý thức cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân. Việc tăng c-ờng hoạt động xét xử l-u động các vụ án hình sự ở các địa bàn dân c- sẽ thu hút sự quan tâm của nhân dân, trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật rộng rãi trong nhân dân. Trong quá trình xé xử các vụ án, Toà án nhân dân các cấp cần phải đảm bảo sự công minh của pháp luật. Việc áp dụng cụ thể mức hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, với nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng nh- các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của bị c áo. Đặc biệt đối với các vụ án c-ớp giật tài sản phải xử lý nghiêm khắc để răn đe bọn phạm tội, khắc phục tình trạng áp dụng khung hình phạt không đồng đều, các hành vi t-ơng tự nh- nhau về những tiêu chí nh- trên đã nêu, nh-ng mức hình phạt khác nhau.

Toà án cần tăng c-ờng hoạt động xét xử, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm, tránh tình trạng để án tồn đọng giải quyết kéo dài. Tổ chức xét xử kịp thời những vụ án điểm phục vụ công tác chính trị địa ph-ơng.

Toà án cần phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện kiểm sát, Thi hành án làm tốt công tác thi hành án phạt tù. Đảm bảo mọi bản án có hiệu lực đều đ-ợc thi hành kịp thời, hạn

chế thấp nhất số bị án còn ngoài xã hội. Quá trình xem xét cho tạm hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và xét giảm án tha tù phải chặt chẽ, chính xác, không để tình trạng tiêu cực xảy ra.

Kết luận

Qua nghiên cứu d-ới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học về tội c-ớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội, b-ớc đầu luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số v ấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội này trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả mà chúng tôi đạt đ-ợc cho phép đi đến một số kết luận chung d-ới đây:

1. Tình hình tội c-ớp giật tài sản ở Hà Nội đã và đang diễn ra phức tạp, tăng giảm thất th-ờng. Tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số tội phạm và là loại tội đứng thứ sáu trong nhóm tội có tính chiếm đoạt, nh-ng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn. Bọn tội phạm hoạt động với thủ đoạn chủ yếu là dùng ph-ơng tiện xe máy áp sát để c-ớp giật của những ng-ời tham gia giao thông, tính chất tội phạm ngày càng táo bạo, trắng trợn, và xảy ra liên tiếp. Địa bàn phạm tội xảy ra chủ yếu ở các địa bàn công cộng, đ-ờng giao thông. Hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại cả tài sản và sức khoẻ của con ng-ời, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân, tác động tới trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô. Từ đó ảnh h-ởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của Thành phố. Trong t-ơng lai nó có xu h-ớng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất và mức độ ngày càng trầm trọng.

2. Nguyên nhân của tội c-ớp giật tài sản chủ yếu gồm: nguyên nhân về kinh tế – xã hội đó là sự phân hoá giàu nghèo, những tiêu cực từ bên ngoài tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, những tiêu cực, tệ nạn xã hội ch-a giải quyết đ-ợc. Công tác quản lý Nhà n-ớc trên lĩnh vực an ninh trật tự còn buông lỏng, hiệu lực quản lý hạn chế, tạo ra lỗ hổng mà bọn phạm tội lợi dụng để phạm tội. Việc giáo dục đạo đức lối sống, pháp luật trong nhân dân ch-a đ-ợc thực hiện tốt. Công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm c-ớp giật tài sản ch-a tạo ra sức mạnh đồng bộ, tổng hợp của toàn xã hội. Các cơ quan chức năng ch-a phát huy hết hiệu quả trong hoạt động này. Kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm ch-a cao. Hệ

thống pháp luật của chúng ta ch-a đồng bộ, nhận thức pháp luật của chúng ta còn hạn chế.

3. Đấu tranh phòng chống tội c-ớp giật tài sản phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, giải pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội theo hai h-ớng: ngăn chặn sự phát sinh tội phạm từ đối t-ợng mới và ngăn ngừa tái phạm tội. Tr-ớc hết phải thực hiện các biện pháp kinh tế – xã hội: phát triển kinh tế gắn với thực hiện các chính sách xã hội. Nâng cao chất l-ợng công tác giáo dục, xây dựng con ng-ời mới XHCN. Nâng cao chất l-ợng giáo dục trong tr-ờng học cả về trình độ văn hoá, pháp luật, đạo đức lối sống cho lớp trẻ. Tăng c-ờng hơn nữa hiệu lực quản lý nhà n-ớc về an ninh trật tự bịt kín mọi sơ hở mà kẻ phạm tội lợi dụng. Phát huy vai trò của nhân dân chủ động phòng ngừa tội phạm. Nâng cao chất l-ợng nghiệp vụ các ngành nội chính.

Việc nghiên cứu tình hình tội c-ớp giật tài sản nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, quy luật của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp đấu tranh phòng, chống tội c-ớp giật tài sản có hiệu quả. Tuy nhiên, những vấn đề của đề tài đặt ra cần đ-ợc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, và nhất là áp dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) (Trang 100)