Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.6.2. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát với chức năng là cơ quan giám sát hoạt động t- pháp. Nh-ng lâu nay VKS coi việc phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của ngành Công an, cho nên VKS cần phát huy vai trò của mình trong công tác phòng ngừa tội phạm. Với chức năng giám sát hoạt động t- pháp, VKS phải kịp thời phát hiện những sơ hở củ a pháp luật hoặc trong việc thực hiện pháp luật của các ngành các cấp, những sơ hở quản lý nhà n-ớc, sơ hở của nhân dân, qua đó chủ động làm tham m-u cho Đảng và chính quyền thành phố trong công tác phòng ngừa, bịt kín mọi sơ hở, đồng thời tham gia việc x ây dựng pháp luật, các cơ chế quản lý nhà n-ớc để phòng ngừa tội phạm. VKS phải nâng cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền cho ng-ời dân nắm vững pháp luật. Phát hiện những điều kiện, nguyên nhân tội phạm phát sinh để chủ động phòng ngừa, tr-ớc hết ngăn ngừa những khâu sơ hở trong công tác thi hành pháp luật của các cơ quan t- pháp.
Ngành Kiểm sát cần phải phối hợp với cơ quan điều tra các cấp ngay từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm, lập hòm th- tiếp nhận tin báo tội phạm cung cấp thông tin nhận đ-ợc kịp thời cho cơ quan điều tra và phối hợp với cơ quan điều tra trong việc điều tra các vụ án ch-a rõ thủ phạm ngay từ khâu đầu nh- khám nghiệm hiện tr-ờng, tìm hiểu
lời khai các nhân chứng, người bị hại…, đề ra các phương hướng điều tra, mục tiêu cần xác minh làm rõ để nâng cao kết quả điều tra đối với các vụ án c-ớp giật tài sản.
Đối với khâu kiểm sát bắt giữ phân loại xử lý phải kiểm sát chặt chẽ ngay từ đầu việc bắt giữ của cơ quan điều tra. Để đảm bảo việc bắt giữ ng-ời đúng pháp luật, không bắt oan ng-ời vô tội, không để lọt tội phạm. Cần phải c-ơng quyết không phê chuẩn các tr-ờng hợp bắt khẩn cấp khi ch-a đủ chứng cứ, có hành vi vi phạm nh-ng không cấu thành tội phạm, hoặc không phê chuẩn tạm giam, tạm giữ đối với những ng-ời phạm tội lần đầu, tội ít nghiêm trọng, mà đối t-ợng phạm tội có lai lịch rõ ràng.
Đối với kiểm sát điều tra, đây là giai đoạn quan trọng làm tiền đề cho giai đoạn hoàn thành hồ sơ truy tố. Do đó, Kiểm sát viên phải bám sát chặt chẽ từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, kiểm sát đ-ợc toàn bộ hoạt động của Điều tra viên, đảm bảo điều tra đúng theo luật tố tụng hình sự, đúng nội dung vụ án, sớm phát hiện những sai sót của Điều tra viên để yêu cầu khắc phục sửa chữa, chống hiện t-ợng ép cung, mớm cung làm sai lệch hồ sơ, đảm bảo không để ng-ời vô tội nào bị khởi tố, bị bắt oan, không để kẻ phạm tội nào không bị khởi tố, xử lý tr-ớc pháp luật. Khi Kiểm sát viên nhận hồ sơ kết thúc điều tra phải nhanh chóng kiểm tra lại hồ sơ chính và hoàn thiện hồ sơ phụ. Quá trình này phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo truy tố đúng ng-ời, đúng tội, nếu phát hiện thấy oan, sai phải đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, nếu bị can bị tạm giam thì phải trả tự do ngay. Nếu bị can đang tạm giam để phục vụ điều tra nay xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cho huỷ bỏ biện pháp tạm giam, thay bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi c- trú. Hạn chế đến mức thấp nhất việc tha, tạm tha đối t-ợng thiếu căn cứ. Nếu thấy hồ sơ, thủ tục tố tụng ch-a đầy đủ hoặc chứng cứ thiếu, yếu thì phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung ngay. Giai đoạn truy tố ở VKS rất ngắn, do đó, đòi hỏi Kiểm sát viên phải khẩn tr-ơng và chính xác, kịp thời đúng hạn luật định.
Giai đoạn xét xử hình sự tại Toà án, đòi hỏi Kiểm sát viên vừa thực hiện chức năng công tố, vừa kiểm sát sự tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án. Đảm bảo Toá án xét xử đúng ng-ời, đúng tội, đúng pháp luật. Đòi hỏi Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc pháp luật và bảo đảm tính khách quan, vô t- và
chỉ tuân theo pháp luật. Nếu quá trình xét xử thấy hội đồng xét xử vi phạm pháp luật thì yêu cầu khắc phục sửa chữa ngay, nếu thấy việc xét xử không đảm bảo khách quan thì yêu cầu thay đổi Thẩm phán hay cả hội đồng xét xử. Nếu Toà án ra bản án trái pháp luật thì phải kháng nghị để Toà phúc thẩm xem xét lại. Trong tr-ờng hợp quá trình thẩm vấn có nhiều tình tiết mới mà cơ quan điều tra ch-a làm rõ thì phải rút hồ sơ để yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ. Khi xem xét mức hình phạt phải có cái nhìn toàn diện để đề nghị hội đồng xét xử quyết định. Đảm bảo tính đúng đắn nghiêm minh của pháp luật mới có tác dụng trực tiếp trong răn đe giáo dục đối với ng-ời phạm tội, đồng thời có tác dụng cảnh báo chung, giáo dục chung cho mọi ng-ời.
VKS các cấp cần tăng c-ờng vai trò kiểm sát việc thi hành án phạt tù. Hiện nay còn tỷ lệ khá cao những đối t-ợng phạm tội đã bị xét xử nh-ng do ch-a có quyết định thi hành án nên chúng ch-a phải thụ án lại tiếp tục phạm tội mới. Phối hợp với các ngành Toà án – Công an- Kiểm sát – Thi hành án để kiểm tra rà soát th-ờng xuyên việc ra quyết định thi hành án của Toà án và việc bắt thi hành án của Công an. Kiểm tra chặt chẽ các tr-ờng hợp đ-ợc hoãn thi hành án, đ-ợc miễn, giảm thi hành án do Toà án quyết định. Đảm bảo không để bị án nào đã có đủ điều kiện thi hành án m à không đ-ợc thi hành.
VKS chủ động phối hợp với các ngành nghiên cứu tìm những sơ hở trong các quy định của pháp luật để nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới pháp luật, nhất là Luật hình sự, tố tụng hình sự, Luật tổ chức VKSND, Luật tổ ch ức Toà án nhân dân…
Trong điều kiện hiện nay ngành kiểm sát cần đ-ợc tăng c-ờng bổ sung thêm lực l-ợng cán bộ, Kiểm sát viên, đồng thời phải nâng cao năng lực nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, đảm bảo đủ năng lực trong việc kiểm sát điều tra các loại án phức tạ p nghiêm trọng. Nh- vậy mới tạo điều kiện cho cơ quan điều tra trong điều tra phá án cũng nh- trong truy tố, xét xử, khắc phục tình trạng kiểm sát viên năng lực hạn chế làm cản trở hoạt động điều tra, xét xử.
Cần tăng thêm biên chế cho VKS quận huyện, tăng thẩm quyền cho cấp cơ sở, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn cho các VKS quận, huyện. Vì vậy cần phải nghiên cứu để thực hiện tốt theo h-ớng tăng thẩm quyền cho VKS quận, huyện. Đây chính là những sửa đổi mới của Bộ luật tố tụng hình sự mới.