Tình hình, nguyên nhân, điều kiện và dự báo tình hình tội c-ớp giật tài sản ở Thủ đô Hà Nộ
2.4.1. Kết quả đấu tranh phòng ngừa tội c-ớp giật tài sản ở Thủ đô Hà Nội từ năm 1998-2002.
từ năm 1998-2002.
Nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị (ANCT) và trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn Hà Nội là rất quan trọng. Với yêu cầu giữ vững ANCT và đảm bảo TTATXH, thì nhiệm vụ hàng đầu là phải kiềm chế đ-ợc tội phạm, làm giảm các loại án nghiêm trọng, nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm. Trong thời gian qua, Hà Nội luôn tổ chức các mặt công tác phòng ngừa tội phạm với hai h-ớng cơ bản đó là: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao cảnh giác cho nhân dân về thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, từ đó vận động nhân dân chủ động và tự giác trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phát huy vai trò nhân dân trong việc phát hiện và tố giác tội phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, qua đó đã phát huy đ-ợc sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong phòng ngừa tội phạm.
Song song với việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội c-ớp giật tài sản, là nhiệm vụ tập trung đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi phạm tội, trong đó tập trung điều tra làm rõ, đ-a xử lý kịp thời các vụ c-ớp giật tài sản. Rõ ràng là chỉ trên cơ sở làm tốt công tác điều tra đ-a xử lý nghiêm minh tội c-ớp giật tài sản mới tạo điều kiện và tạo cơ sở vững chắc cho phòng ngừa tội c-ớp giật tài sản.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm 5 năm từ 1998 -2002 Công an Hà Nội đã điều tra khám phá 24.858 vụ bắt giữ 35.196 đối t-ợng phạm tội, cũng trong thời gian trên, đã điều tra khám phá 498 vụ, bắt giữ 877 đối t-ợng phạm tội c-ớp giật tài sản, đạt tỷ lệ 91%. Đây là một trong những tỷ lệ điều tra khá cao, năm có tỷ lệ điều tra cao nhất là năm 2000 chiếm 99,1%, và năm 1999 đạt tỷ lệ điều tra thấp nhất 80,7% (xem bảng 2.4).
Trong công tác điều tra các vụ c-ớp giật tài sản, cơ quan điều tra đã quan tâm tới việc tập trung điều tra bóc dỡ các băng nhóm tội phạm có tính chuyên nghiệp, gây án liên tục. Hoạt động điều tra đã đ-ợc tăng c-ờng củng cố ở các khâu, từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm, công tác thu l-ợm dấu vết, tang vật, phục vụ cho việc làm rõ tội
phạm. Đặc biệt trong điều tra truy xét nóng các vụ án, thông tin thu thập đ-ợc của lực l-ợng điều tra tại hiện tr-ờng đã đ-ợc thực hiện tốt, do đó kết quả điều tra đạt đ-ợc k há cao. Đã tập trung chỉ đạo tốt việc điều tra làm rõ hành vi của từng ng-ời phạm tội trong các vụ c-ớp giật tài sản, tập hợp đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để đ-a ra truy tố xét xử. Công tác mở rộng điều tra vụ án cũng thực hiện tốt, đây là m ột nguyên nhân của việc những năm gần đây tỷ lệ điều tra khám phá tội c-ớp giật tài sản đạt cao. Nhìn chung tỷ lệ đình chỉ điều tra các vụ c-ớp giật tài sản rất ít, trong 5 năm đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra 3 vụ 10 đối t-ợng ( xem bảng 2.4). Đa số đình chỉ do nguyên nhân ng-ời phạm tội chết, một vài vụ do hết thời hạn điều tra, chỉ có 1vụ, 1 đối t-ợng đình chỉ vì lý do không tội.
Trong thời gian 5 năm Công an đã kết thúc điều tra chuyển truy tố 463 vụ 820 bị can phạm tội c-ớp giật tài sản (xem bảng 2.6). Viện kiểm sát và Toà án đã phối hợp chặt chẽ trong việc truy tố, xét xử các vụ c-ớp giật tài sản, mức án tuyên thể hiện rõ sự nghiêm minh của pháp luật. Theo số liệu thống kê của Toà án Hà Nội trong 5 năm đã xử 575 bị cáo với các mức án: từ 3 năm đến 20 năm tù là 170 bị cáo chiếm tỷ lệ 29,56%; từ 3 năm trở xuống là 404 bị cáo chiếm tỷ lệ 70,26%, trong đó những bị cáo đ-ợc h-ởng án treo là 79 bị cáo chiếm 13,7%; mức phạt cải tạo không giam giữ là 1 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,17% (xem bảng 2.9).