Nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội c-ớp giật tài sản.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) (Trang 94 - 96)

Nội trong giai đoạn hiện nay.

3.5.1. Nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội c-ớp giật tài sản.

Muốn nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa tội c-ớp giật tài sản, tr-ớc hết phải tạo ra ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, mỗi một công dân, mỗi gia đình, mỗi cụm dân c-, tổ dân phố tự nâng cao ý thức cảnh giác tr-ớc hoạt động của bọn tội phạm.

Phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thủ đoạn hoạt động của bọn c-ớp giật tài sản, những sơ hở mất cảnh giác mà chúng th-ờng lợi dụng để hoạt động phạm tội, nh- những phụ nữ khi ra đ-ờng phải thận trọng khi mang theo đồ trang sức đắt tiền, điện thoại di động, túi xách, những ng-ời làm nghề cho thuê ph-ơng tiện cần chú ý những đối t-ợng thuê xe không có lai lịch rõ ràng, những cửa hàng vàng bạc cần chú ý những tài sản đem bán không rõ nguồn gốc, không còn nguyên vẹn… Việc tuyên truyền phải được thực hiện cả trên diện rộng và chiều sâu với nhiều hình thức và thông tin đa chiều. Phải quán triệt đầy đủ và thực hiện th-ờng xuyên các yêu cầu của Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ t-ớng Chính phủ ngày 7/1/1998 về tăng c-ờng công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt là tuyên truyền cho các đối t-ợng có nguy cơ sa vào con đ-ờng phạm tội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải có trọng tâm, trọng điểm, trọng hộ mới đạt kết quả. Hình thức tuyên truyền phải đ-ợc thực hiện gắn với địa bàn, nghề nghiệp mới có hiệu quả.

Các cơ quan t- pháp, cán bộ pháp chế các ngành và đoàn thể phải làm nòng cốt trong vận động tuyên truyền. Cần bố trí cán bộ có trình độ pháp lý để thực hiện và theo dõi hoạt động này.

Ngoài ra nhân dân còn có vai trò quan trọng tham gia những hoạt động khác trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phải tiếp tục xây dựng, phát triển phong trào nhân dân tự quản về trật tự an toàn xã hội. Để làm tiền đề cho nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội c-ớp giật tài sản, cần phải vận động và xây dựng đ-ợc lực l-ợng nòng cốt trong nhân dân, đó là tiểu ban bảo vệ, đội dân phòng ở cụm dân cư… Lực lượng này phải đ-ợc tổ chức chặt chẽ, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Để lực l-ợng này là nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng, nòng cốt trong công tác tuần tra phòng chống tội phạm và tổ chức vây bắt tội phạm ở khu vực dân c-. Vai trò của quần chúng nhân dân trong phát hiện, bắt giữ tội phạm rất quan trọng, 60% các vụ phạm tội quả tang là do nhân dân bắt giữ đối t-ợng ngay sau khi gây án.

Lực l-ợng Công an cần phải phát động th-ờng xuyên ph ong trào nhân dân phát hiện và tố giác tội phạm, để nhân dân có ý thức trách nhiệm tr-ớc cộng đồng, và làm

cho bọn tội phạm cảm thấy bị giám sát và sẽ bị phát hiện các vi phạm pháp luật nếu chúng hoạt động phạm tội. Đây là nguồn thông tin quan trọng cho cô ng tác phòng ngừa và điều tra tội c-ớp giật tài sản.

Một biện pháp rất hiệu quả là phong trào nhân dân tham gia quản lý đối t-ợng hình sự tại cộng đồng dân c-. Cộng đồng quan tâm quản lý giáo dục ng-ời phạm tội sẽ có tác dụng tích cực phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Cần phải tập trung thực hiện tốt Nghị định 19/CP về quản lý đối t-ợng hình sự tại cộng đồng dân c-. Nhân dân đ-ợc phát huy vai trò quản lý, giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ đối t-ợng hình sự nói chung, và quản lý ng-ời phạm tội c-ớp giật tài sản nói riêng, những ng-ời có khả năng điều kiện phạm tội một cách hiệu quả nhất, góp phần phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)