NHỮNG KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 105)

CỦA PHÁP LUẬT

Trong TTHS, pháp luật và việc áp dụng pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ đến mức không thể đánh giá riêng biệt hiệu quả của chúng. Để nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã cần phải giải quyết đúng đắn, khoa học hai nội dung chủ yếu là xây dựng hệ thống quy phạm về BPNC khoa học, phù hợp với tình hình đặc điểm nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã.

Chất lượng của hệ thống các quy phạm pháp luật là yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả của pháp luật. Tuy vậy đây mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ vì pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả khi được áp dụng trong thực tiễn đời sống. Hiện nay, để từng bước

nâng cao chất lượng hoạt động bắt người đang bị truy nã phải có những biện pháp đồng bộ về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ [36, tr. 123-124].

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về BPNC bắt người đang bị truy nã và thực tiễn áp dụng nó, dưới đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị.

3.2.1. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp bắt người đang bị truy nã

Thứ nhất, trong BLTTHS (sửa đổi) nên bổ sung nội dung:

+ Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT

2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng CQĐT có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

c) QĐTN, quyết định đình nã, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;

+ Điều 83. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt

… Sau khi nhận thông báo đã bắt đối tượng truy nã, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã, thông báo. Quyết định, thông báo đình nã này phải được gửi tới tất cả các nơi đã gửi quyết định truy nã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ hai, nên sử dụng thống nhất một thuật ngữ là Quyết định truy nã

cho phù hợp với thực tiễn công tác truy nã và tạo sự nhất quán, logic về kỹ thuật lập pháp. Theo đó, tại Điều 23, Điều 55 BLHS năm 1999 và tại điểm a, khoản 2

Điều 88 BLTTHS năm 2003 thay lệnh truy nã bằng Quyết định truy nã.

Thứ ba, nhằm phù hợp với những quy định về truy nã, tạm đình chỉ tại

Điều 160, 161 BLTTHS. Theo đó, điểm b, khoản 2 Điều 169 được hiểu là Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT truy nã bị can khi có một trong hai căn cứ: Bị

can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu. Do đó, nên thay từ "mà" bằng từ "hoặc" tại điểm b, khoản 2 Điều 169 BLTTHS.

Thứ tư, về căn cứ và nội dung của QĐTN, BLTTHS hiện hành cũng

chỉ mới quy định nội dung của QĐTN đối với bị can tại Điều 161, còn nội dung của QĐTN đối với bị cáo, phạm nhân bỏ trốn thì chưa quy định. Do đó, đề nghị nên sửa đổi, bổ sung điều luật này (Điều 161) theo hướng:

Điều 161. Truy nã

Khi có căn cứ xác định bị can, bị cáo, phạm nhân đã trốn thì Cơ quan điều tra phải ra Quyết định truy nã.

...

Thứ năm, nên pháp điển hóa vào BLTTHS bằng việc bổ sung đoạn 3,

khoản 1 Điều 187: "Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ

án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo. Việc thực hiện truy nã bị cáo được áp dụng theo Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự". Đây chính là một căn cứ viện

dẫn trong trường hợp áp dụng tương tự pháp luật khi không nhắc lại nội dung của điều luật khác.

Thứ sáu, theo quy định tại Điều 263 BLTTHS hiện hành thì việc quản

lý người bị kết án tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Vì thế, trong thực tế quyết định của Tòa án cho hoãn, tạm đình chỉ thi hành án đều không gửi cho cơ quan Công an, nên cơ quan Công an không theo dõi, quản lý đối tượng ngay từ đầu. Do đó, khi có quyết định tiếp tục thi hành án của Tòa án, nhiều người bị kết án tù được hoãn, tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan Công an không biết họ ở đâu. Để khắc phục tình hình trên, BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung Điều 263 như sau:

Điều... Quản lý người được hoãn, hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý họ.

2. Nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù. Trường hợp người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đã bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn, tạm đình chỉ phải yêu cầu Cơ quan Công an truy nã.

Thứ bảy, nhằm hạn chế trường hợp người bị kết án phạt tù bỏ trốn,

gây khó khăn cho cơ quan Công an trong việc đôn đốc, theo dõi, giám sát, quản lý họ, nên sửa đổi, bổ sung Điều 228 BLTTHS hiện hành như sau: "Nếu

bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì Hội đồng xét xử quyết định bắt tạm giam ngay sau khi tuyên án, trừ các trường hợp quy định tại Điều 261 của

Bộ luật này..."

Thứ tám, cần thiết phải xây dựng một điều luật riêng về truy nã

Cần thiết phải xây dựng một điều luật mà trong đó hàm chứa tất cả các yếu tố như: tính chất của BPNC bắt, chủ thể áp dụng, đối tượng bị áp dụng, căn cứ cũng như mục đích áp dụng BPNC bắt. Theo đó, việc bắt người đang bị truy nã cần tách thành điều luật riêng, đưa khái niệm về việc bắt người đang bị truy nã vào điều luật thành khoản 1 của điều luật mới;

thêm khoản 2, khoản 3 cho điều này quy định về thẩm quyền bắt, việc áp giải, lập biên bản, lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ, việc thông báo và việc nhận người bị truy nã.

Điều... Bắt người đang bị truy nã

1- Bắt người đang bị truy nã là bắt người đã bị khởi tố về hình sự khi người đó trốn tránh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hình sự đã bị CQĐT ra Quyết định (lệnh) truy nã.

2- Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, tước vũ khí, hung khí của người bị bắt và giải ngay người đó đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền.

3- Sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra QĐTN để đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra QĐTN phải ra ngay quyết định đình nã.

Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra QĐTN không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra QĐTN biết.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra QĐTN có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, CQĐT nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.

Thứ chín, Luật TTHS cần có một chương riêng hoặc nếu luật TTHS

chỉ quy định chung như hiện nay thì cần có Pháp lệnh về truy nã tội phạm Theo đó, cần có quy định đầy đủ, cụ thể hơn về biện pháp truy nã bao gồm: Khái niệm, phạm vi truy nã, đối tượng truy nã, các trường hợp truy nã,

thẩm quyền, thủ tục truy nã, đình nã và những vấn đề khác có liên quan tới biện pháp bắt người đang bị truy nã...

Thứ mười, về đối tượng truy nã

BLTTHS năm 2003 chưa có quy định rõ đối tượng truy nã ví dụ trường hợp người bị tạm giữ bỏ trốn; người có bản án, quyết định thi hành án hình sự nhưng đang được tại ngoại, tạm hoãn thi hành án; phạm nhân đang trong thời gian chấp hành bản án được đưa đi chữa bệnh hoặc tạm hoãn, phạm nhân đang chờ thi hành án phạt tù hoặc tử hình thì bỏ trốn... Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên theo tôi BLTTHS cần phải sửa đổi, bổ sung diện đối tượng truy nã theo hướng:

+ Đối tượng là bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không rõ ở đâu;

+ Đối tượng là những người bị kết án tù (bao gồm cả người bị kết án tù đang tại ngoại và người bị kết án tù đang bị tạm giam ở Trại tạm giam, Nhà tạm giữ) mà bỏ trốn;

+ Đối tượng là người bị kết án tử hình mà bỏ trốn;

+ Đối tượng là người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn;

+ Đối tượng là phạm nhân (người đang chấp hành hình phạt tù trong Trại giam, Phân trại quản lý phạm nhân của Trại tạm giam) bỏ trốn.

Thứ mười một, về thẩm quyền ra QĐTN

BLTTHS năm 2003 hiện nay chưa quy định cho Giám thị trại giam có thẩm quyền ra QĐTN, vì vậy trong lần sửa đổi, bổ sung tới nên quy định cho cơ quan này có thẩm quyền. Bởi Điều 161 BLTTHS chỉ quy định CQĐT phải ra QĐTN; Điều 260 mới chỉ quy định cơ quan Công an ra QĐTN. Về vấn đề này, hiện nay mới chỉ có Thông tư số 12/TT-BCA(V19) của Bộ Công an ngày 23/9/2004 giải thích cho phép Giám thị trại giam ra QĐTN. Mặt khác cần thống nhất quản lý công tác truy nã. Việc giám thị trại giam đề nghị CQĐT có

thẩm quyền ra QĐTN cũng không kéo dài thời gian truy nã nếu có sự phối hợp tốt.

Thứ mười hai, các trường hợp ra QĐTN, thời gian và thẩm quyền cần

quy định rõ và cụ thể hơn

- Đối với người gây án mà bỏ trốn hoặc không rõ ở đâu thì sau khi tiến hành khởi tố bị can, cơ quan Công an tiến hành thụ lý vụ án nhanh chóng đề nghị Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền ra QĐTN.

- Đối với bị can, bị cáo, người bị kết án tù đang bị tạm giam, tạm giữ

tại trại tạm giam, nhà tạm giữ, đang dẫn giải hoặc đang bị xét xử bỏ trốn thì Giám thị Trại giam, Trưởng nhà Tạm giữ, đơn vị Cảnh sát được giao chủ trì việc dẫn giải, bảo vệ phiên tòa phải tổ chức ngay việc truy bắt đối tượng. Nếu trong thời gian 72 giờ không bắt được đối tượng thì Giám thị Trại giam, Trưởng nhà Tạm giữ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát bảo vệ được giao nhiệm vụ dẫn giải bị can, bị cáo, phạm nhân phải đề nghị bằng văn bản cho Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền ra QĐTN.

Đối với người đang bị tạm giữ theo quy định của BLTTHS mà bỏ trốn thì Trưởng nhà Tạm giữ phải tổ chức truy bắt sau đó chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền để xem xét, nếu có dấu hiệu phạm tội theo Điều 311 BLHS thì ra quyết định khởi tố bị can đồng thời ra QĐTN.

- Đối với bị can, bị cáo hoặc người bị kết án tù nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật, chưa có quyết định thi hành án của Tòa án khi người đó đang được tại ngoại mà bỏ trốn, thì trên cơ sở yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án, Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền ra QĐTN.

- Đối với bị can, bị cáo hoặc người bị kết án đã có quyết định thi hành

án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng đang tại ngoại, phạm nhân hết thời hạn tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, đã có quyết định tiếp tục thi hành hình phạt tù của Tòa án mà bỏ trốn thì đơn vị Công an được giao quản lý đối tượng

đó hoặc phát hiện hoặc được tin báo về đối tượng trốn, thì phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng QĐTN có thẩm quyền ra QĐTN.

- Đối với đã bị kết án tù, nhưng có Quyết định tạm đình chỉ hoặc hoãn chấp hành hình phạt tù; phạm nhân có Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của Tòa án mà bỏ trốn thì cơ quan Công an nào phát hiện đối tượng bỏ trốn phải đề nghị Chánh án ra Quyết định hủy Quyết định tạm đình chỉ hoặc tạm hoãn thi hành án, đồng thời ra lệnh bắt họ chấp hành hình phạt tù đó, Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền ra QĐTN.

- Đối với người bị kết án tử hình bỏ trốn thì Giám thị Trại giam, Trại Tạm giam phải tổ chức ngay việc truy bắt. Sau 72 giờ truy bắt không có kết quả thì Giám thị Trại giam, Giám thị Trại tạm giam đề nghị Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền ra QĐTN.

- Trường hợp phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam bỏ trốn, thì Giám thị Trại giam phải tổ chức ngay việc truy bắt phạm nhân bỏ trốn. Sau 72 giờ truy bắt không có kết quả thì Giám thị Trại giam đề nghị Thủ trưởng CQĐT có thẩm quyền ra QĐTN.

Thứ mười ba, về áp dụng BPNC truy nã đối với bị can, bị cáo là

NCTN

- Người bị bắt theo QĐTN có thể là người mà trước đây đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thậm chí đang thi hành án phạt tù thì bỏ trốn. Họ có thể là bị can, bị cáo tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của Viện kiểm sát, Tòa án. Đối với họ CQĐT đã tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra QĐTN. Do vậy, việc tạm giữ họ không phụ thuộc vào loại tội mà họ thực hiện. Nghĩa là nếu họ phạm tội ít nghiêm trọng nhưng ra tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo QĐTN thì vẫn có thể bị tạm giữ.

Đối với chế định tạm giam: Có nên áp dụng biện pháp tạm giam đối với NCTN phạm tội ít nghiêm trọng bị bắt theo QĐTN hay không? Theo tôi thì có

thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với NCTN phạm tội nếu họ trốn tránh, gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ thì trong một số trường hợp không thể giải quyết được vụ án khi họ cố tình trốn tránh. Mặt khác, truy nã bắt được họ sau lại thả để họ lại trốn và lại truy nã thì là một vòng luẩn quẩn vô nghĩa, tốn công, tốn của.

Và để có căn cứ cho việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN trong các trường hợp nêu trên, đề nghị sửa lại nội dung Điều 303 BLTTHS như sau:

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm

Một phần của tài liệu Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)