THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

Một phần của tài liệu Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 73)

2.2.1. Tình hình tội phạm

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta thu được nhiều thành quả quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước luôn tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc. Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong đó, các loại tội phạm hình sự nguy hiểm, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án diễn ra nghiêm trọng, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, manh động và có tính lưu động cao. Tội phạm có tổ chức còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhất là các băng nhóm liên quan đến hoạt động đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hàng, bến bãi, vũ trường, xiết nợ, đòi nợ thuê có sự gắn kết, đan xen chặt chẽ với các hoạt động kinh tế, núp dưới danh nghĩa các loại hình dịch vụ nhà hàng, vũ trường, khách sạn, doanh nghiệp. Các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội gia tăng, tính chất ngày càng dã man hơn, phản ánh những vấn đề đáng quan tâm về sự xuống cấp của đạo đức xã hội (trung bình một năm xảy ra khoảng 1.000 vụ giết người do nguyên nhân xã hội, trong đó có khoảng 14-15% là các vụ người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau). Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra nghiêm trọng.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các loại tội phạm phi truyền thống (tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao) có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Tội phạm kinh tế, tham nhũng và vi phạm pháp luật về

môi trường diễn ra phức tạp trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Tội phạm ma túy diễn ra quyết liệt, đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy thường gắn liền với sử dụng vũ khí quân dụng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ.

Thực hiện Pháp lệnh điều tra hình sự năm 2004 cũng như luật sửa đổi, bổ sung năm 2006 và 2009, từ ngày 30/9/2004 đến ngày 31/5/2010:

Toàn quốc xảy ra 403.135 vụ phạm pháp hình sự các loại. Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 347.924 vụ với 663.660 bị can. Đề nghị Viện kiểm sát truy tố 318.586 vụ với 529.497 bị can. Hàng chục ngàn bị can, bị cáo và phạm nhân bỏ trốn phải ra quyết định truy nã. Riêng 6 tháng đầu năm 2010 lực lượng Cảnh sát điều tra cả nước đã thụ lý điều tra 44.558 vụ, với 68.562 bị can trong đó:

- Khởi tố mới: 30.013 vụ (giảm 15,35%) với 44.177 bị can (giảm 16,4%);

- Tạm đình chỉ điều tra: 4.155 vụ (tăng 9,89%) với 1.846 bị can (tăng 32,9%) [8].

2.2.2. Tình hình tội phạm bỏ trốn

Tội phạm sau khi gây án luôn tìm mọi cách để che giấu nhân thân và hành vi phạm tội, trốn tránh sự điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng cũng như của quần chúng nhân dân. Mặc dù Công an các đơn vị, địa phương có nhiều cố gắng trong việc hạn chế tăng đối tượng truy nã, nhưng số đối tượng truy nã hàng năm vẫn phát sinh nhiều.

Tính đến ngày 31/5/2010 toàn quốc còn 17.894 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 4.749 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Số lượng đối tượng truy nã của từng lực lượng cụ thể như sau:

- Hệ ma túy: 1.192 đối tượng = 6,66% - Hệ kinh tế: 1.203% đối tượng = 6,72% - Trại giam: 1.037% đối tượng = 5,80% [8].

Có thể thấy, số đối tượng truy nã hiện hành thuộc hệ trật tự xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất chủ yếu tập trung vào các loại tội giết người, cướp, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích...

Từ ngày 30/9/2004 đến 31/5/2010, CQĐT trong Công an nhân dân các cấp đã ra QĐTN đối với 39.730 đối tượng, trong đó có 7.632 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, tăng 4.484 đối tượng (chiếm 12,72%) so với cùng kỳ trước khi thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (39.730/35.246 đối tượng). Ngoài số đối tượng do các CQĐT trong nước ra QĐTN còn có 603 đối tượng truy nã phạm tội ở nước ngoài trốn vào Việt Nam đã tiến hành truy nã qua kênh INTERPOL và ASEANPOL [8].

2.2.3. Kết quả bắt người đang bị truy nã

Thứ nhất: Tổ chức bộ máy của CQĐT được sắp xếp, bổ sung

Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách và đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII và trực tiếp là Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, ngày 20/8/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thay thế Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2006 và 2009 thì tổ chức của CQĐT trong Công an nhân dân đã bổ sung lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng bên cạnh lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã bổ sung lực lượng Cảnh sát môi trường bên cạnh lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Cảnh sát giao thông đường thủy; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.

Đây là sự thay đổi cơ bản về tổ chức bộ máy của CQĐT trong Công an nhân dân, đặc biệt là cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp. Trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh, Bộ Công an cũng đã tổ chức sơ kết, đánh giá ưu điểm, tồn tại, vướng mắc trên cơ sở đó lãnh đạo Bộ cũng đã ra văn bản chỉ đạo các đơn vị khắc phục thiếu sót, đề ra các biện pháp tháo gỡ kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm trong tình hình mới. Do vậy, công tác phòng, chống tội phạm nói chung, điều tra, xử lý tội phạm nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác điều tra tội phạm dần dần đã được chính quy hóa, tiêu chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Thực hiện Nghị định số 77/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 11/12/2009, Bộ Công an đã có thành lập lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm được tổ chức ở cấp Bộ và cấp tỉnh. Đây là lực lượng chuyên trách có chức năng "chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát trong cả nước tiến hành các biện pháp nghiệp vụ truy bắt đối tượng đang bị truy nã (kể cả đối tượng truy nã quốc tế đang lẩn trốn tại Việt Nam)..." [6]. Mặc dù mới được thành lập nhưng lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bắt được hàng ngàn đối tượng truy nã, trong đó có nhiều đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, lẩn trốn nhiều năm; hoạt động của lực lượng truy nã tội phạm ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần kiềm chế số đối tượng truy nã phát sinh, làm giảm số đối tượng truy nã còn lẩn trốn ngoài xã hội. Những kết quả bước đầu cho thấy việc thành lập lực lượng Cảnh sát truy nã là quyết định

hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Thứ hai: Số lượng người bị truy nã giảm đáng kể qua các năm

Từ năm 2005 đến năm 2009, cùng với việc tăng cường tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Nhà nước trong công tác truy nã nên hàng năm số đối tượng truy nã phát sinh có chiều hướng giảm đáng kể.

Bảng 2.1: Số liệu về đối tượng truy nã phát sinh theo từng năm

Năm Số đối tượng Tỷ lệ % tăng, giảm

2005 7.250 19,60% 2006 7.690 20,80% 2007 7.223 19,53% 2008 7.710 20,86% 2009 7.104 19,21% Tổng số 36.977 Nguồn: [8].

Qua số liệu tại bảng thống kê nêu trên có thể thấy, mặc dù số đối tượng truy nã phát sinh trong năm khác nhau, năm tăng, năm giảm nhưng nhìn chung là giảm. Cụ thể, năm 2009 có số đối tượng truy nã phát sinh thấp nhất, giảm đáng kể so với năm 2008. Có được kết quả nêu trên là xuất phát từ công tác phòng ngừa đấu tranh triệt để với người phạm tội, quản lý, giám sát, theo dõi của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, công tác tuyên truyền làm cho "đầu vào" giảm...

Trong công tác quản lý, giám sát, theo dõi, dẫn giải... của các cơ quan chức năng đã hạn chế để xảy ra tình trạng để người có hành vi phạm tội bỏ trốn. Qua thống kê công tác xét xử đối với tội Trốn khỏi nơi giam giữ hoặc

trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo Điều 311 BLHS năm 1999 cho

thấy: hàng năm số phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị

dẫn giải, đang bị xét xử có chiều hướng giảm.

Bảng 2.2: Số vụ, bị cáo bị Tòa án xét xử về tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử từ năm 2006 - 2010

Năm Phải giải quyết Đã xét xử

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2006 197 297 177 243 2007 145 208 131 192 2008 177 253 170 244 2009 146 218 140 210 2010 156 233 150 224 Tổng 821 1.209 768 1.113

Nguồn: Vụ Thống kê TANDTC.

Theo số liệu nêu trên cho thấy trong 6 năm trên thì số lượng các vụ án bị đưa ra xét xử về tội Trốn khỏi nơi giam giữ tăng giảm không đều. Năm có số vụ án bị đưa ra xét xử cao nhất là năm 2006, năm thấp nhất là 2007 với 131 vụ án. Nhưng nhìn chung, cùng với tinh thần trách nhiệm của cơ quan Công an, cơ sở vật chất, điều kiện giam giữ, phương tiện dẫn giải, công tác bảo vệ an ninh tại phiên tòa được nâng lên một bước, làm giảm đáng kể số người bỏ trốn phải đưa ra xét xử.

Thứ ba: Kết quả bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã

Từ ngày 30/9/2004 đến ngày 31/5/2010 Công an các đơn vị, địa phương đã bắt, vận động đầu thú và thanh loại được 39.286 đối tượng (trong đó có 7.614 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm). Cụ thể:

- Bắt: 27.898 đối tượng;

- Thanh loại: 1.582 đối tượng (có 26.254 đối tượng mới phát sinh, chiếm 66,83%) [8].

Để đạt được kết quả nêu trên, qua phân tích cho thấy có sự tham gia của các lực lượng sau:

- Lực lượng Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân: 38.336 đối tượng = 97,59%;

- Lực lượng quần chúng nhân dân: 355 đối tượng = 0,90%; - Các lực lượng khác: 595 đối tượng = 1,51% [8].

Qua kết quả nêu trên cho thấy nổi lên vai trò chủ công của lực lượng CQĐT trong Công an nhân dân (chiếm 97,59%), khẳng định được những cố gắng và qua đó cho thấy rằng các hoạt động nghiệp vụ có vị trí quan trọng góp phần nâng cao kết quả công tác truy nã.

Sau khi bắt, vận động đầu thú được người bị truy nã có thể tiếp tục tạm giam để điều tra, truy tố (nếu bị can trốn trong giai đoạn điều tra, truy tố); tiếp tục thi hành án (đối với trường hợp bị kết án phạt tù); cho tại ngoại; đình chỉ điều tra và xử lý khác.

Bảng 2.3: Số liệu kết quả xử lý đối tượng truy nã đã bị bắt và vận động đầu thú

Kết quả xử lý Số đối tượng Tỷ lệ %

Tiếp tục tạm giam để điều tra, truy tố 30.593 77,87%

Tiếp tục thi hành án 2.986 7,60%

Cho tại ngoại 4.631 11,79%

Đình chỉ điều tra 852 2,17%

Xử lý khác 224 0,57%

Theo số liệu trên cho thấy, bắt người đang bị truy nã là giai đoạn đầu trong việc áp dụng các BPNC tiếp theo do đó sau khi bắt, vận động đầu thú người bị truy nã, về cơ bản là tiếp tục tạm giam để điều tra, truy tố (chiếm tỷ lệ cao nhất 77,87%). Đây là một BPNC hạn chế tự do thân thể nghiêm khắc nhất trong số các BPNC mà BLTTHS quy định, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật được áp dụng cho người bị bắt được trong trường hợp truy nã.

Thứ tư: Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và Tòa án các cấp có nhiều chuyển biến tích cực

Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo ba ngành đã thường xuyên, quan tâm, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, giải quyết nhiều vụ án có khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Việc thực hiện yêu cầu của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân về truy nã bị can, bị cáo đã được CQĐT thực hiện đúng các quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn của liên ngành và Bộ Công an. Trong số 39.730 đối tượng truy nã phát sinh từ ngày 30/9/2004 đến 31/5/2010 thì Viện kiểm sát đề nghị CQĐT truy nã 1.033 đối tượng chiếm 2,60%; Tòa án yêu cầu CQĐT truy nã 2.749 đối tượng chiếm 6,92%. Số đối tượng còn lại thuộc giai đoạn tố tụng điều tra và giai đoạn thi hành án là 35.948 đối tượng, chiếm 90,48% [8]. Trong quá trình truy nã, CQĐT đã kịp thời thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sau khi bắt được bị can, bị cáo để các cơ quan này ra quyết định tạm giam đối với bị can, bị cáo [7].

Thứ năm: Phong trào quần chúng tham gia phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã và vận động tội phạm ra đầu thú

Đây là một bộ phận quan trọng có quan hệ chặt chẽ với phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bởi vì khi quần chúng tự giác, tích cực tham gia phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã và vận động tội phạm ra đầu thú sẽ góp phần vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

Muốn đấu tranh chống tội phạm và tiến hành công tác truy nã tội phạm có kết quả không những phải xây dựng củng cố các lực lượng chuyên trách mà còn phải kết hợp phát động phong trào quần chúng nhân dân.

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm và tiến hành công tác truy nã ở nước ta trong nhiều năm qua đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc quần chúng tích cực tham gia công tác truy nã tội phạm, vận động tội phạm ra đầu thú đã và đang là lực lượng xã hội rộng lớn để phát hiện bắt giữ kịp thời người phạm tội lẩn trốn. Mặt khác, sự phát triển của phong trào quần chúng còn góp phần hạn chế những cơ sở xã hội mà đối tượng có thể lợi dụng để ẩn náu. Do đó làm hạn chế động cơ lẩn trốn của tội phạm, làm cho đối tượng

Một phần của tài liệu Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)