QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

Một phần của tài liệu Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

Căn cứ vào thực tiễn thi hành BLTTHS năm 1988, quán triệt các chủ trương, chính sách lớn của Đảng đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo các quyền đã được Hiến pháp và pháp luật quy định, ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 4 đã thông qua BLTTHS năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004 và thay thế BLTTHS năm 1988, các luật sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1992 và năm 2000. BLTTHS năm 2003 đã quy định chặt chẽ hơn việc áp dụng các BPNC trong đó có biện pháp bắt người đang bị truy nã. Chế định về truy nã tội phạm được quy định tại các Điều 34, 36, 48, 49, 50, 80, 82, 83, 86, 88, 112, 140, 160, 161, 166, 169, 187, 194, 256, 260, 303. Theo đó, có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã, thể hiện:

- Điều 34 khoản 2 điểm c quy định khi thực hiện điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng CQĐT có quyền ra QĐTN bị can.

- Điều 36 khoản 2 điểm c, Điều 112 khoản 5, Điều 166 khoản 2, Điều 169 khoản 2 điểm b quy định về yêu cầu CQĐT truy nã bị can của Viện trưởng Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự.

- Theo BLTTHS năm 1988 thì đối tượng bị tạm giữ chỉ có thể là những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Tuy vậy trên thực tế, để đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử thì đối với

những trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo lệnh truy nã, những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ thường phải ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với các đối tượng này. Vì vậy khoản 1 Điều 48

đã bổ sung đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

- Điều 49 khoản 3 quy định về bị can: "Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã" [32].

- Điều 50 khoản 3 quy định về bị cáo: "Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã" [32].

So với BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 đã bổ sung thêm chế tài nếu bị can, bị cáo bỏ trốn thì bị truy nã.

- Điều 80 khoản 3 quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam: "Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này" [32].

Có thể thấy, Điều 80 của BLTTHS năm 2003 đã bổ sung quy định cho

phép bắt người đang bị truy nã vào ban đêm để phù hợp với thực tiễn đấu

tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Quy định như vậy xuất phát từ việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt bình thường theo lệnh có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc theo Quyết định của Tòa án. Hơn nữa, việc thi hành lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thường gắn với việc khám xét chỗ ở hoặc nơi làm việc của bị can, do đó, cần được tiến hành công khai và để bảo đảm trật tự, yên tĩnh trong ban đêm.

- Điều 82 quy định về bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay

đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt hành [32].

So với BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 còn bổ sung thêm

quyền tước hung khí người bị truy nã.

- Điều 83 khoản 2 quy định về những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt:

Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.

Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất [32].

Đây là quy định cụ thể hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 65 của BLTTHS năm 1988: "Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay

người đó đến trại giam nơi gần nhất" [29], quy định tại khoản 2 Điều 82 BLTTHS năm 2003 là phù hợp với thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, khắc phục được hạn chế của BLTTHS năm 1988 khi chưa quy định cụ thể cơ quan nào có quyền ra lệnh tạm giữ hoặc tạm giam đối với người bị truy nã, Viện kiểm sát nào phê chuẩn tạm giam đối với người đó, trách nhiệm của cơ quan đã ra QĐTN và trách nhiệm của CQĐT nhận người bị bắt. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải thực hiện những việc làm cụ thể trong việc áp dụng BPNC đối với người bị bắt trong trường hợp truy nã, bảo đảm việc tạm giữ, tạm giam người bị bắt đúng pháp luật.

Ngày 07/09/2005, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA- BQP về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003 trong đó hướng dẫn cụ thể về Điều 83 BLTTHS như sau:

Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải lấy lời khai, lập danh chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt và gửi ngay thông báo kèm theo danh chỉ bản, ảnh của người đó cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.

Trường hợp xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ và gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận người bị bắt thì chậm nhất trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ, Cơ quan điều tra nhận người người bị bắt phải chuyển hồ sơ kèm theo Công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ đối với người bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm giữ và việc xét phê chuẩn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Sau khi nhận được thông báo kèm theo danh chỉ bản, ảnh của người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác định đúng là người đang bị truy nã hay không, nếu xác định đúng thì đến ngay Cơ quan điều tra nơi tiếp nhận người bị bắt truy nã để nhận người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại ngay để Cơ quan điều tra đang giữ người bị bắt trả tự do cho họ. Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn;

Trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi nơi giam thì giám thị trại giam ra quyết định truy nã, tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời hạn Viện kiểm sát xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với các trường hợp trên đây không quá 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn để cơ quan ra quyết định truy nã kịp thời gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định tạm giam đó cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

Sau khi nhận được lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người bị bắt đến trại tạm giam nơi gần nhất. Việc giao nhận người bị bắt giữa Cơ quan điều tra và Trại tạm giam; giữa Trại tạm giam và cơ quan đã ra quyết định truy nã phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Biên bản ghi lời khai người bị bắt, quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ và quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam và quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của Viện kiểm sát,

các tài liệu khác có liên quan và biên bản giao nhận người bị bắt phải đưa vào hồ sơ vụ án [50].

- Điều 86 khoản 1 quy định về tạm giữ: "Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã" [32].

- Khoản 2 Điều 88 quy định rõ về các trường hợp có thể bị tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Đây là quy định khắc phục hạn chế theo BLTTHS năm 1988 khi quy định chung chung đối với những trường hợp trên "thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp đặc biệt" [29] dẫn đến việc khó áp dụng trong thực tiễn vì có nhiều cách hiểu khác nhau về "trường hợp đặc biệt".

Để khắc phục hạn chế này, tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định rõ:

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; ... [32].

Quy định này thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa nhân đạo xã hội chủ nghĩa với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, khoan hồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng nhưng cũng phải kiên quyết tạm thời cách ly những người này ra khỏi xã hội khi họ cố ý trốn tránh để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án được nhanh chóng, kịp thời.

- Điều 112 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: "Hủy bỏ các quyết định

không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can" [32].

- Điều 140 khoản 1 bổ sung thêm khám "chỗ làm việc" [32] khi có căn cứ xác định người đang bị truy nã trốn ở đó. Có thể nói đây là một điểm mới so với quy định trước đây trong BLTTHS năm 1988. Theo BLTTHS năm 1988 thì không quy định về khám chỗ làm việc khi cần phát hiện người đang bị truy nã như vậy là không phù hợp với thực tiễn vì những đối tượng bỏ trốn thì luôn tìm mọi cách để thoát khỏi sự truy tìm, phát hiện của CQĐT trong khi chỗ làm việc là nơi mà rất có thể đối tượng lẩn trốn.

- Điều 142 khoản 3 quy định về khám người: "Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ" [32].

- Điều 160 khoản 1 quy định về tạm đình chỉ điều tra: "Nếu không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra" [32].

- Điều 161 quy định truy nã bị can:

Khi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

Quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bị can đã bị khởi tố.

Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã [32]. So với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 tại Điều 161 cũng đã bổ sung quy định vào nội dung của QĐTN: QĐTN phải ghi rõ "ngày, giờ,

tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định" [32]. Với quy định này không những đảm bảo về thể thức một văn bản tố tụng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, báo khi bắt được đối tượng truy nã.

- Điều 166 khoản 2 quy định về thời hạn quyết định truy tố: "Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này" [32].

Bổ sung thêm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố "yêu cầu CQĐT truy nã bị can" [32] tại Điều 166 khoản 2 so với quy định trong BLTTHS năm 1988.

- Điều 169 khoản 2 điểm b quy định về đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án: "Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can" [32].

- Điều 187 khoản 1 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa:

Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có

Một phần của tài liệu Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)