Có thể thấy, Chương 1 của luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, giải quyết khía cạnh lý luận về BPNC bắt người đang bị truy nã trong TTHS. Theo đó, luận văn đã lần lượt đi từ những vấn đề chung nhất: tìm hiểu về BPNC nói chung, BPNC bắt người đến vấn đề đang nghiên cứu là BPNC bắt người đang bị truy nã; đã đưa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm bắt người đang bị truy nã và xây dựng nên một khái niệm. Đây là những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về bắt người đang bị truy nã.
Từ những vấn đề nêu trên, luận văn đã khái quát lịch sử của pháp luật TTHS Việt Nam về biện pháp bắt người đang bị truy nã cũng nhưng những quy định về vấn đề này của một số nước trên thế giới. Luận văn đã nêu một cách khái quát cơ sở pháp lý của công tác bắt người đang bị truy nã trong pháp luật TTHS, đó là tổng thể những văn bản quy phạm pháp luật quy định về truy nã người đang phạm tội lẩn trốn, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động tìm kiếm, bắt giữ người phạm tội lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, thấy rằng, chế định truy nã được hình thành từ lâu trong pháp luật TTHS của Nhà nước ta nhưng cho đến nay vẫn còn tản mạn, chưa tập trung; các quy định về truy nã trong luật TTHS chỉ mang tính khái quát; muốn tổ chức triển khai thi hành, các cơ quan chức năng phải ban hành văn bản hướng dẫn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định của luật cũng như để có những hướng dẫn ban hành BLTTHS mới đang là vấn đề rất được quan tâm trong thời điểm hiện nay và trong tương lai ở Việt Nam.
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003