Méo phi tuyến là loại méo do các phần tử phi tuyến gây ra. Việc nghiên cứu các tác động của méo phi tuyến hết sức phức tạp, không thể giải quyết bằng phƣơng pháp giải tích do số lƣợng tính toán quá lớn, vƣợt quá năng lực tính toán của các máy tính hiện nay. Trong hệ thống vô tuyến số, nguồn gây méo phi tuyến thƣờng gồm các bộ điều chế và giải điều chế, các mạch khuếch đại, các mạch trộn tần (đổi tần lên và đổi tần xuống) không lý tƣởng và các mạch hạn biên (cứng hay mềm). Bên cạnh đó, do các hệ thống vô tuyến số tốc độ cao thƣờng sử dụng phƣơng pháp điều chế M-QAM, là sơ đồ điều chế biên độ, nên không sử dụng bộ hạn biên ở máy thu. Tuy nhiên, tín hiệu M-QAM có đƣờng bao thay đổi nên rất nhảy cảm với méo phi tuyến. Do vậy, việc đánh giá và tìm giải pháp hạn chế ảnh hƣởng do méo phi tuyến gây ra là nhiệm vụ quan trọng. Ngƣời ta nhận thấy, để hạn chế ảnh hƣởng của méo phi tuyến, các bộ khuếch đại công suất HPA
(High Power Amplifier) phải có khả năng khuếch đại tƣơng đối tuyến tính công suất tín hiệu đỉnh cao hơn công suất trung bình từ 6 đến 7 dB đối với hệ thống 16-QAM, từ 7 đến 8 dB đối với hệ thống 64-QAM và từ 8 đến 9 dB với hệ thống 256-QAM. Các giá trị nói
trên không những liên quan tới sự chênh lệch giữa công suất đỉnh và công suất trung bình của tín hiệu QAM mà còn liên quan đến sự “vọt đỉnh” (overshoot) của tín hiệu do bộ lọc phát gây ra [10], tức là liên quan đến hệ số uốn của bộ lọc phát.