Thực tiễn thực thi và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong việc bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 71)

hành chính trong việc bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Để bảo đảm công tác thực thi QTG đối với CTMT được thực hiện tốt, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra từ năm 2004. Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra mới chỉ chủ yếu thực hiện tại các doanh nghiệp nước ngoài, còn đối với những cơ quan nhà nước thì khuyến khích các đơn vị này sử dụng CTMT mã nguồn mở để hạn chế chi phí ngân sách.

Trong năm 2008 Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra và phát hiện 20 trường hợp vi phạm QTG đối với CTMT và đã tiến hành xử phạt 225 triệu đồng. Trong năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch đã tiến hành thanh tra 27 vụ xâm phạm bản quyền phần mềm, phạt 10 đơn vị vi phạm 145 triệu đồng, đồng thời gửi công văn nhắc nhở tôn trọng bản quyền CTMT tới hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ [27].

Ngoài ra, hàng năm thanh tra kiểm tra còn phát hiện một loạt các công ty nước ngoài vi phạm QTG đối với CTMT với giá trị hàng chục tỷ đồng: Ngày 26/10/2007, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với C15 Bộ Công an tiến hành đợt thanh tra đột xuất việc sử dụng phần mềm có bản quyền tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Archetype Việt Nam. Đây là công ty của Pháp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế khảo sát, quản lý dự án và tư vấn xây dựng có văn phòng đặt tại 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Theo kết quả thì tổng giá trị các phần mềm sử dụng bất hợp pháp tại Công ty Archetype Việt Nam ước tính lên đến hơn 6 tỷ đồng, đây là vụ vi phạm lớn nhất từ trước đến nay; Ngày 9 và 10/7/2008, Đoàn Thanh tra liên ngành do Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng C15 Bộ Công an đã tiến hành thanh tra đột xuất hai doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là Công ty trách nhiệm hữu hạn Yazaki Eds Việt Nam (công ty của Nhật) và công ty cổ phần Full Power (100% vốn nước ngoài do chủ đầu tư là ông Chen Li Hsun, quốc tịch Đài Loan). Các cơ quan chức năng đã phát hiện các sai phạm lên tới gần 4 tỷ đồng; Ngày 25/11/2008, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc C15, Bộ Công an tiến hành thanh tra đột xuất công ty trách nhiệm hữu hạn MUTO 100% vốn Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại khuôn chính xác, sản xuất và sơn các chi tiết nhựa Việt Nam. Tại đây, một số lượng lớn các CTMT bất hợp pháp đã được phát hiện với con số thiệt hại lên tới gần 3 tỷ đồng; … [16].

Bên cạnh đó, năm 2008 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã thụ lý và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 06 trường hợp xâm phạm QTG đối với CTMT theo yêu cầu của chủ thể QTG đối với CTMT tại các công ty nước ngoài với tổng số tiền xử phạt là 85 triệu đồng [32]. Tất cả các công ty

sai phạm trên đều bị xử phạt hành chính theo quy định, tuy nhiên con số giá trị sai phạm mà họ gây ra là quá lớn so với giá trị xử phạt. Có lẽ vì thế nên tính răn đe đối với các doanh nghiệp, tổ chức tại các quyết định xử phạt hành chính còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 71)