tính trên phạm vi toàn cầu trong 05 năm 2005-2009
Mặc dù hiện nay phương pháp để tính mức độ vi phạm và thiệt hại của việc vi phạm QTG đối với CTMT của các nghiên cứu mà Liên minh các doanh nghiệp Phần mềm (BSA) đưa ra vẫn còn nhiều tranh cãi bởi tính thuyết phục của nó, tuy nhiên cho đến hiện nay các kết quả nghiên cứu của BSA có thể xem là có tính quy mô và khái quát nhất, nên chúng ta tạm chấp nhận những kết quả trên làm căn cứ để có thể hình dung được phần nào bức tranh về vi phạm QTG đối với CTMT trên thế giới.
Bảng 2.1: Tình hình vi phạm QTG đối với CTMT trên thế giới qua 05 năm 2005-2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ vi phạm QTG
đối với CTMT (%) 35 35 38 41 43
Tổng giá trị thiệt hại (tỷ USD) 46,4 40 48 53 51,4
Nguồn: "Annual BSA and IDC Global Software Piracy Study" (2009), http://www.bsa.org/ country/Research%20and%20Statistics.aspx.
Tỷ lệ các CTMT bị xâm phạm ngày càng gia tăng qua các năm 2005 đến 2009. Năm 2005 và 2006 có tỷ lệ vi xâm phạm được giữ nguyên ở mức 35% là một con thông số biểu hiện dấu hiệu tốt về vấn đề bảo hộ quyền SHTT đối với CTMT trong thời kỳ mà thị trường máy tính cá nhân đang phát triển mạnh, đặc biệt là năm 2006 giá trị thiệt hại do sự vi phạm giảm 6,4 tỷ USD trên toàn cầu so với năm 2005 thể hiện rõ hiệu quả những nỗ lực của các quốc gia trong việc chống nạn xâm phạm CTMT. Tuy nhiên tiếp tục năm 2007, 2008, 2009 tăng đều tỷ lệ vi phạm, cụ thể 2007 tăng 3% so với năm trước đó, đáng chú ý là tổng giá trị thiệt hại được ước tính tăng thêm 8 tỷ USD. Năm 2008 tỷ lệ vi phạm cũng tăng 3% so với năm 2007, giá trị thiệt hại chỉ tăng thêm 4 tỷ USD so với năm 2007. Mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tuy nhiên năm 2009 dường như là một năm tốt cho việc chống vi phạm bản quyền. Mặc cho các chuyên gia dự đoán tỷ lệ vi phạm QTG đối với CTMT sẽ gia tăng do sự khủng hoảng kinh tế kèm theo những xu hướng sử dụng tiết kiệm bằng cách dùng các CTMT không giấy phép tuy nhiên việc thực hiện tốt các chương trình chống vi phạm bản quyền đã tỏ ra có hiệu quả trong khi toàn cảnh nền kinh tế đang bị biến động, tỷ lệ xâm phạm quyền SHTT của CTMT năm 2009 tăng 2% so với 2008 là 43% nhưng tổng giá trị thiệt hại giảm 1,6 tỷ USD tức còn 51,4 tỷ USD. Như vậy có thể thấy xu hướng tỷ lệ xâm phạm CTMT càng ngày càng gia tăng, tuy nhiên, tổng giá trị thiệt hại lại không tăng cùng tỷ lệ với sự vi phạm xuất phát từ
nguyên nhân do sự phát triển nhảy vọt của số lượng MĐT cá nhân ở các nước đang và kém phát triển như: châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh là những nơi có tỷ lệ vi phạm QTG đối với CTMT cao nhưng giá trị thiệt hại lại thấp hơn nhưng nơi khác vi phạm như Mỹ, Châu Âu.
2.2.2.2. Thực trạng vi phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam trong 05 năm 2005-2009