Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 29)

- Hiến pháp và luật

Sau khi HP 1992 ban hành, Pháp lệnh bảo hộ QTG ngày 02/12/1994 được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định về QTG đối với CTMT. Ngày 28/10/1995 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS 1995. Đây là Bộ luật quan trọng đầu tiên quy định về QTG nói chung và QTG đối với CTMT nói riêng. Để cụ thể hóa các quy định của BLDS 1995, Chính phủ đã ban hành một số nghị định hướng dẫn thi hành. Ngoài ra tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Bộ luật Hình sự 1999 và các văn bản pháp luật khác cũng đã có các quy định về QTG đối với CTMT.

- Các văn bản dưới luật

Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số các quy định về QTG trong BLDS 1995; Thông tư 27/2001/TT-

BVHTT hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ; Quyết định 128/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm…

Pháp lệnh bảo hộ QTG, BLDS 1995 và các văn bản liên quan đã tạo được cơ sở pháp lý cơ bản cho việc bảo hộ QTG đối với CTMT. Nội dung của các văn bản trên đã xác định chủ thể bảo hộ là tác giả và chủ sở hữu QTG đối với CTMT là những người dùng thời gian, trí tuệ để trực tiếp sáng tạo ra CTMT (tác giả) hoặc chỉ đầu tư về vật chất (chủ sở hữu QTG); Các văn bản về QTG đối với CTMT vào thời kỳ này đều sử dụng thuật ngữ "phần mềm máy tính" chứ không phải CTMT; Điều kiện bảo hộ QTG đối với CTMT là nội dung của CTMT không vi phạm pháp luật, không vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức; không có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia. CTMT được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ CTMT của người khác và CTMT phải còn trong thời hạn bảo hộ theo quy định; Cơ chế bảo hộ được xác lập tự động không cần thông qua hình thức, thủ tục nào; Nội dung của QTG đối với CTMT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối với trường hợp tác giả và chủ sở hữu QTG đồng thời là một thì chủ thể QTG đối với CTMT có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản, trường hợp tác giả và chủ sở hữu QTG không đồng thời là một thì tác giả có quyền nhân thân, chủ sở hữu QTG có quyền tài sản; Thời hạn bảo hộ QTG đối với CTMT: Các quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn và các quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; Ngoài ra, luật cũng quy định các vấn đề khác như nộp đơn cấp giấy chứng nhận QTG, thừa kế QTG, chuyển giao QTG...

Do sự thay đổi và phát triển của đời sống kinh tế, khoa học xã hội, BLDS 1995 sau hơn 10 năm thi hành đã bộc lộ một số hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự hiện tại, trong đó có cả QTG đối với CTMT như:

thứ nhất, quan hệ pháp luật về SHTT là quan hệ vừa mang tính chất hành chính (ví dụ các thủ tục đăng ký QTG, quyền liên quan; xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu...), vừa mang tính dân sự (các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể) nên không thể điều chỉnh trọn vẹn các vấn đề mang tính hành chính trong BLDS;

thứ hai, ngoài việc điều chỉnh quyền nhân thân, BLDS chứa đựng những quy định chủ yếu để điều chỉnh quan hệ tài sản hữu hình trong khi đó quyền SHTT là quyền tài sản vô hình; thứ ba, quyền SHTT, trong đó có QTG đối với CTMT là loại tài sản trí tuệ của con người rất dễ thay đổi theo thời gian mà lại được quy định ở một văn bản pháp luật có tính ổn định cao như BLDS. Do vậy, sau 10 năm thi hành BLDS 1995, việc ban hành một BLDS khác thay thế là việc làm cần thiết và hợp lý.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 29)