Sự ổn định của tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm ô tô nhập khẩu
Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm ô tô nhập khẩu của công ty không ổn định qua các năm, tăng giảm bấp bênh, bị thụ động vào hoạt động kinh tế trên thị trường và đều giảm sút vào năm 2012, được thể hiện qua kết quả số liệu của bảng 2.3. Mức giảm lớn nhất là 78,43% (năm 2012)và tăng lớn nhất là 537,5% (năm 2011). Nhìn chung, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm hơn một nửa vào năm 2012 so với năm trước. Đó là do nhu cầu về các loại xe nhập khẩu nói chung và các dòng xe Kia và Hyundai phụ thuộc vào nhu cầu đặt hàng ở từng thời kỳ, do các sản phẩm ô tô nhập khẩu này rất nhạy cảm với những biến động dù rất nhỏ trên thị trường.
Cơ cấu thương mại + Cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm ô tô nhập khẩu mà công ty phân phối được thể hiện cụ thể ở bảng 2.4 - Cơ cấu các loại xe tiêu thụ của công ty CP ô tô Hoàng Gia giai đoạn 2010 – 2012 và biểu đồ 2.2, cho thấy sự chuyển dịch theo hướng tỷ trọng xe Kia, Hyundai luôn chiếm ưu thế trên thị trường Hà Nội.
Công ty CP ô tô Hoàng Gia chuyên kinh doanh các dòng xe ô tô nhập khẩu hạng trung như Kia morning, Hyundai Accent, Kia veloster, Santafe… Lượng xe Kia morning công ty phân phối chiếm tỷ lệ lớn 43,2%, bởi đây là sản phẩm của dòng xe nhập khẩu 5 chỗ hiện đại, kiểu dáng nhỏ gọn với rất nhiều tính năng ưu việt: cần số tự động, tiết kiệm và thân thiện với môi trường, kiểu dáng thiết kế khí động học hoàn
hảo, nội thất sang trọng và đặc biệt giá cả lại rất phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Các sản phẩm của xe Hyundai cũng chiếm tỷ trọng khá lớn hơn 40% bởi sự sang trọng về nội thất, tính năng trợ lực lái điện thông minh, đường nét ngoại thất lịch lãm và giá cả cũng rất hợp lý. Ngoài các loại xe thuộc 2 dòng sản phẩm trên, công ty còn cung cấp các loại xe nhập khẩu hạng sang theo yêu cầu của khách hàng như: Lexus, Mercedes, Audi…
+ Cơ cấu thị trường tiêu thụ
Thị trường sản phẩm ô tô của công ty CP ô tô Hoàng Gia còn khá nhỏ bé, phân khúc thị trường chưa chuyên biệt, phân bố chủ yếu rải rác ở các quận huyện nội thành như: Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình… Lượng còn lại phân bố ở một số huyện ngoại thành như: Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh. Đây là những khu vực thị trường mà hiện nay công ty đang khai thác. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế phát triển hơn nữa sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân thì tất yếu thị trường tiêu thụ của công ty sẽ còn mở rộng hơn ra hầu hết các quận huyện trên địa bàn Hà Nội và vươn xa ra các khu vực tỉnh thành khác trên cả nước.
Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL (chiếc) TT (%) SL (chiếc) TT (%) SL (chiếc) TT (%) Đống Đa 62 22,96 112 23,63 50 22,32 Cầu Giấy 58 21,48 140 29,54 48 21,43 Ba Đình 36 13,33 78 16,46 46 20,54 Hoàn KIếm 28 10,37 52 10,97 34 15,18 Các quận khác 86 31,85 92 19,41 46 20,54
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP ô tô Hoàng Gia) Căn cứ vào bảng 2.4 cho ta thấy, tỷ trọng tiêu thụ ô tô ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội trong 3 năm vừa qua cũng có sự thay đổi rõ rệt, lớn nhất là 2 khu vực Đống Đa và Cầu Giấy, tiếp theo là quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, tiếp đó lượng xe tiêu thụ ở các quận huyện khác ở Hà Nội cũng được mở rộng từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2012 lượng xe tiêu thụ ở hầu hết các quận huyện này đều có chiều hướng giảm mạnh do cầu về sản phẩm chững lại, tâm lý người dân chờ đợi giá xe giảm.
Trong những năm qua, cơ cấu khách hàng của công ty có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khách hàng thuộc các công ty tư nhân.
Bảng 2.5.Tỷ trọng khách hàng mua xe theo nhóm năm 2012
STT Đối tượng khách hàng Tỷ trọng (%)
1 Cá nhân, hộ gia đình 45%
2 Các cơ quan, công ty của Việt Nam 25%
3 Công ty liên doanh 13%
4 Công ty 100% vốn nước ngoài 4%
5 Văn phòng đại diện, dự án nước ngoài 3%
6 Người nước ngoài tại Việt Nam 10%
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia)
Biểu 2.3. Cơ cấu khách hàng mua xe theo nhóm năm 2012
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP ô tô Hoàng Gia) Theo bảng 2.5 – Tỷ trọng khách hàng mua xe theo nhóm năm 2012 và biểu 2.3 - Cơ cấu khách hàng mua xe theo nhóm năm 2012 có thể thấy, trong số những khách hàng mua xe trên thị trường Hà Nội thì đối tượng chủ yếu vẫn là các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình chiếm khoảng 45%, các công ty tư nhân chỉ chiếm 25%. Họ là những đối tượng khách hàng có thu nhập tương đối, thường xuyên phải di chuyển trên đường dài nên nhu cầu sử dụng ô tô khá lớn. Các đối tượng khách hàng là các công ty liên doanh, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam… có nhu cầu sử dụng ô tô cũng khá cao, tuy nhiên nhóm đối tượng này là những người có thu nhập cao, nhu cầu sử dụng ô tô
có sự khác biệt rõ rệt đối với các đối tượng khác nhau, họ thường là những người ưa chuộng các dòng xe hạng sang, thể hiện đẳng cấp, khẳng định địa vị nên nhu cầu mua xe Kia, Hyundai rất ít mà chủ yếu đặt hàng các loại xe nhập khẩu cao cấp hơn. Do ảnh hưởng trực tiếp bởi cầu của người tiêu dùng nên sản lượng tiêu thụ của công ty cũng theo đó mà biến động tăng giảm thất thường.
2.2.3. Hiệu quả thương mại sản phẩm ô tô 2.2.3.1. Trên cấp độ vĩ mô
Quá trình hoạt động kinh doanh của DN đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động phổ thông và 30 lao động có trình độ chuyên môn, giúp họ tiếp cận với những sản phẩm công nghệ mới, thỏa mãn nhu cầu về phương tiện giao thông hàng ngày. Hàng năm DN cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2.2.3.2. Trên cấp độ doanh nghiệp
Đối với bản thân doanh nghiệp, hiệu quả thương mại sản phẩm ô tô được phản ánh thông qua chỉ tiêu cụ thể sau:
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty dựa trên doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định.
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận của công ty CP ô tô Hoàng Gia giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ suất LN trên DT 69.52 72.94 67.55
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty CP ô tô Hoàng Gia) Qua bảng số liệu trên phản ánh tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012, cho biết công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên trên một đồng doanh thu thuần. Theo kết quả tổng hợp qua các năm 2010 – 2012, tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất là 72,94% (năm 2011) còn các năm 2010 và 2012 thì đều giữ ở mức trên 65%, tuy có sự giảm sút nhưng không nhiều. Như vậy trong giai đoạn 2010 - 2012, trung bình cứ 100 đồng doanh thu sẽ mang lại cho công ty khoảng 70 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận tăng cao vào năm 2011, sang năm 2012 lại theo xu hướng giảm, đó là do sự biến động của thị trường khiến doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm mạnh.
Hiệu quả sử dụng vốn
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được xoay vòng nhanh, công ty chủ yếu sử dụng bằng vốn vay của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty chỉ có ba tỷ đồng để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty, còn sẽ vay vốn ngân hàng để thực hiện hoạt động kinh doanh mua bán của mình để đồng vốn sinh lời nhanh, hiệu quả. Nói chung, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, công ty đã sử dụng đồng vốn của mình tương đối tốt. Mặc dù năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ nhưng vẫn không làm thâm hụt nguồn vốn dự trữ của công ty.
Hiệu quả sử dụng lao động
Công ty có các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ nhân viên của công ty, năm 2012 là năm gặp nhiều khó khăn, vì thế để đảm bảo duy trì tốt hiệu quả sở dụng lao động mà công ty đã cắt giảm một lượng đáng kể nhân viên chỉ giữ lại đội ngũ nhân viên chủ chốt có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao. Cùng với đó, công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên trong công ty có điều kiện phát triển, cống hiến tài năng và khẳng định năng lực bản thân để cùng đưa công ty vượt qua thời kỳ khó khăn của kinh tế đang ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty như hiện nay.
2.3. Các kết luận và phát hiện vấn đề nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm ô tô nhập khẩu của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia (trên địa bàn Hà Nội) phẩm ô tô nhập khẩu của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia (trên địa bàn Hà Nội)
2.3.1. Những thành công đạt được trong việc PTTM sản phẩm ô tô nhập khẩu của công ty CP ô tô Hoàng Gia khẩu của công ty CP ô tô Hoàng Gia
Trong những năm gần đây 2010 – 2012, mặc dù phải đối mặt với sự biến động phức tạp của thị trường ô tô trong nước và thế giới nhưng công ty CP ô tô Hoàng Gia luôn nỗ lực và đạt được một số thành công nhất định.
Quy mô thương mại
+ Trong 3 năm từ 2010 – 2012, doanh số bán hàng của công ty không ổn định nhưng vẫn có sự tăng trưởng về tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tăng cao vào năm 2011 với lượng xe bán được lên tới 237 chiếc trên địa bàn Hà Nội.
+ Doanh thu tăng làm cho lợi nhuận cũng tăng cao vượt mức kế hoạch, từ nguồn lợi này công ty đã tích cực đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, sửa chữa và nâng
cấp auto trưng bày và giới thiệu sản phẩm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường…
+ Mặt khác, công ty cũng nỗ lực mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh để đấy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hướng tới thị trường tiêu thụ tập trung đông dân cư với mức sống ổn định tại các khu đô thị, thành phố lớn.
Chất lượng thương mại
Cơ cấu thương mại có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tập trung kinh doanh những sản phẩm ô tô nhập khẩu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trên thị trường như Kia và Hyundai. Cơ cấu thị trường chuyển dịch theo hướng tập trung và các khu vực quận, huyện nội thành Hà Nội, cơ cấu khách hàng có sự gia tăng tỷ trọng khu vực cá nhân và hộ gia đình.
Hiệu quả thương mại
Nhìn chung, thành công của công ty không chỉ thể hiện rõ trong việc mở rộng quy mô thương mại mà còn thể hiện ở hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động PTTM sản phẩm ô tô nhập khẩu trên thị trường Hà Nội.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Về quy mô thương mại
Doanh thu bán hàng mặc dù khá cao trong năm 2011 nhưng lại sụt giảm mạnh vào năm 2012, hoạt động kinh doanh thua lỗ, công ty phải thu hẹp quy mô và địa bàn hoạt động. Thị phần của công ty địa bàn Hà Nội còn rất thấp, chỉ khoảng 2%.
Mạng lưới kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, còn bó hẹp trong phạm vi nhỏ. Địa điểm kinh doanh không thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng cùng với đó là sự không cân đối trong vốn và năng lực.
Về chất lượng thương mại
Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm không ổn định qua các năm, thậm chí còn bị âm, tỷ trọng khách thuộc khu vực DN, các công ty còn thấp. Trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, công ty chưa có các chiến lược rõ ràng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình, năng cao vị trí trên thị trường cũng như việc tạo uy tín tới khách hàng chưa đủ mạnh.
Công tác bán hàng không linh hoạt. chưa có các chính sách xúc tiến thương mại cũng như là dịch vụ sau bán ưu đãi cho khách hàng. Chưa có các chương trình khuyến mại giảm giá hoặc quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng cho công ty.
Cơ cấu sản phẩm ô tô nhập khẩu của công ty còn kém đa dạng, chủ yếu vẫn là 2 dòng xe Kia, Hyundai. Trong thời gian tới, cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ ở các mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu, thân thiên với môi trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu xe hạng sang của khách hàng. Công ty chưa tạo được sức cạnh tranh trên thị trường.
Cơ cấu thị trường còn quá chênh lệch, mới chỉ tập trung khai thác vào các quận nội thành mà chưa chú ý khai thác phát triển ra các khu vực ngoại thành nhiều tiềm năng. Các chiến lược phát triển thị trường chưa được chú trọng triển khai.
Những hạn chế khác
+ Giá thành: Giá cả một số loại xe nhập khẩu mà công ty đang kinh doanh có giá thành khá cao không phù hợp với thu nhập khiêm tốn của đại bộ phận người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Họ vẫn có thói quen tiêu dùng các loại xe cũ có giá chỉ bằng 1/3 giá xe mới thay vì mua xe mới.
+ Nguồn nhân lưc: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong công ty chưa cao, hoạt động bán hàng chưa chuyên nghiệp, chủ yếu theo cảm quan chi phối.
+ Tình hình kinh doanh ôtô năm năm 2012 được cho là rất khó khăn. Ngoài phí tăng, thì tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng hiện ở mức 23%/năm là quá cao và một số ngân hàng còn hạn chế giải ngân cho các hợp đồng mua xe. Điều này sẽ khiến nhiều khách hàng dù có nhu cầu cũng không đủ khả năng để mua xe mới trong thời gian tới.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông và tổ chức thông tin: Hệ thống cơ sở giao thông đường bộ ở Việt Nam chưa thông suốt, chưa được cải thiện, còn nhiều tuyến đường trong nội thành thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm, do đó đi lại di chuyển bằng phương tiện ô tô còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, là thiếu diện tích để đỗ xe, nhiều tuyến đường ô tô không di chuyển được. Công tác tổ chức thông tin không linh hoạt và thiếu tính cập nhật.
+ Bên cạnh đó, các yếu tố và chính sách kinh tế như: sự suy giảm kinh tế, sự thắt chặt của chính sách tiền tệ, tăng tỷ giá... cũng vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến
thị trường ôtô năm 2012. Các chính sách của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích ngành ô tô cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.
Vì vậy, thị trường ôtô 2012 gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng thấp, không có sự đột biến, doanh số của của công ty liên tục giảm khiến công ty phải giảm lượng xe nhập khẩu và nhân lực dư thừa bị cắt giảm, cơ cấu lại bộ máy hoạt động
Thời điểm hiện nay, kinh tế được cho là còn khó khăn hơn 2008, các DN không được hỗ trợ gì, ngược lại lệ phí trước bạ với ôtô còn tăng mạnh tại 2 thành phố lớn, vì vậy khó khăn đối với công ty là rất lớn và kéo dài. Công ty đang phải xem xét lại kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
2.3.3. Nguyên nhân
+ Thứ nhất: Trong những năm đầu hoạt động kinh doanh, công ty cần tập trung thu hút số đông khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó, tập trung vào các hãng xe được bán chạy nhất và ưu chuộng nhiều nhất trong năm ( như Kia morning và Hyundai Santafe) cũng là một chiến lược kinh doanh hợp lý để đẩy nhanh