Nội dung của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.4 Nội dung của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Để một hợp đồng được xác lập đòi hỏi ít nhất phải có hai bên tham gia thỏa thuận, ký kết với nhau. Do đó, hợp đồng phải bao gồm các nội dụng chính sau:

+ Các bên ký kết hợp đồng + Căn cứ chuyển quyền sử dụng

+ Dạng hợp đồng (dạng chuyển quyền sử dụng) + Phạm vi chuyển quyền sử dụng

+ Thời hạn chuyển quyền sử dụng

+ Giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán + Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên

+ Chữ ký của Người đại diện cho các Bên

Điều khoản về các Bên ký kết hợp đồng phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của Bên giao và Bên nhận, tên và chức vụ của người đại diện cho mỗi Bên (nếu có).

Điều khoản về căn cứ chuyển quyền sử dụng phải khẳng định tư cách chuyển quyền sử dụng của Bên giao, bao gồm:

- Tên, số, ngày cấp và thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của Bên giao; hoặc

- Tên, ngày ký, số đăng ký (nếu có) và thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng cấp trên- quyền sử dụng được cấp cho Bên giao và Bên giao được phép chuyển quyền sử dụng thứ cấp (đối với chuyển quyền sử dụng thứ cấp).

Điều khoản về dạng hợp đồng phải chỉ rõ hợp đồng chuyển quyền sử dụng là hợp đồng độc quyền hay không độc quyền; có phải là hợp đồng thứ cấp hay không.

Điều khoản về phạm vi chuyển quyền sử dụng phải chỉ ra các điều kiện giới hạn quyền sử dụng của Bên nhận, trong đó bao gồm:

Đối tượng được chuyển quyền sử dụng:

- Phạm vi nhãn hiệu mà Bên nhận được sử dụng: một phần hay toàn bộ khối lượng dấu hiệu cấu thành nên nhãn hiệu bảo hộ được xác lập theo Văn bằng bảo hộ;

- Giới hạn hành vi sử dụng mà Bên nhận được phép thực hiện (tất cả hay một số hành vi sử dụng thuộc quyền của Bên giao); Ví dụ, trong một số hợp đồng, bên chuyển giao có thể chỉ cho phép bên nhận chuyển giao được quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ nhưng lại không cho phép bên nhận chuyển giao nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Giới hạn lãnh thổ chuyển quyền sử dụng:

Là phạm vi lãnh thổ mà tại đó Bên nhận được phép sử dụng nhãn hiệu, có thể là một phần hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (hoặc khi bên nhận chuyển giao có được quyền sử dụng nhãn hiệu từ hợp đồng độc quyền, mà sau đó bên nhận chuyển giao lại chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho một chủ thể khác theo hợp đồng thứ cấp thì phạm vi lãnh thổ được quy định tại hợp đồng thứ cấp này phải tuân theo phạm vi lãnh thổ quy định tại hợp đồng chuyển giao độc quyền nói trên. Bởi vì, căn cứ để chuyển giao quyền sử dụng trong trường hợp này là hợp đồng sử dụng độc quyền đã được giao kết với chủ sở hữu nhãn hiệu). Đồng thời, đây cũng là phạm vi lãnh thổ theo đó đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba cũng như có các quyền đối với đối với nhãn hiệu được bảo hộ bởi Nhà nước. Thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thoả thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng lớn hơn.

thời hạn li xăng là để bảo đảm quyền của Bên chuyển giao với việc tối đa hoá lợi ích trong thời gian đối tượng còn giá trị. Các bên phải xác định khoảng thời gian mà Bên nhận được phép sử dụng nhãn hiệu (thuộc thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, hoặc nếu đây là hợp đồng chuyển giao thứ cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền trên thứ cấp).

Điều khoản về giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán: Điều khoản về giá chuyển quyền sử dụng phải quy định khoản tiền mà Bên nhận phải thanh toán cho Bên giao để được sử dụng nhãn hiệu theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Giá do các Bên thỏa thuận dựa trên cơ sở ước tính hiệu quả kinh tế (mà Bên nhận có thể thu được từ việc sử dụng nhãn hiệu) và phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Hiện nay, ở nước ta chưa có một văn bản pháp lý nào thống nhất việc định giá nhãn hiệu nói riêng và các đối tượng thuộc quyền sở trí tuệ nói chung. Do đó, việc định giá quyền sử dụng nhãn hiệu có thể hoàn toàn dựa trên sự cảm tính chứ không phụ thuộc vào một tính toán cụ thể dựa trên các yếu tố thị trường, chi phí hay lợi nhuận của quyền SHTT đó. Tuy nhiên, hiện nay, các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đang định giá quyền SHTT theo 3 phương pháp: phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thị trường.

Trường hợp chuyển quyền sử dụng miễn phí thì hợp đồng cũng phải ghi rõ điều đó.

Điều khoản về phương thức thanh toán phải quy định thời hạn, phương tiện, cách thức thanh toán.

Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên: Các Bên có quyền thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên đối với nhau với điều kiện không trái với các quy định của pháp luật. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên có thể bao gồm các nội dung sau đây:

của chủ sở hữu nhãn hiệu như đã được đề cập ở những phần trên, ngoài ra nó còn có các quyền đặc thù cơ bản sau:

Thứ nhất, nhận phí chuyển giao theo mức và cách thức do các bên thỏa thuận.

Thứ hai, có quyền hạn chế bên được chuyển quyền không chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhãn hiệu cho bên thứ ba, trừ khi các bên kí hợp đồng sử dụng độc quyền.

Thứ ba, bên chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu có quyền kiểm tra chất lượng của hàng hóa mang nhãn hiệu của bên nhận để đảm bảo hàng hóa được sản xuất có chất lượng như hàng hóa do mình sản xuất. Đây là hoạt dộng nhằm mục đích bảo vệ uy tín của nhãn hiệu, ngăn chặn việc bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu lợi dụng uy tín của nhãn hiệu để bán những hàng hóa kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như gây thiệt hại cho chính chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

- Bên chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu có các nghĩa vụ sau đây:

Thứ nhất, chỉ được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi được pháp luật bảo hộ và trong thời hạn bảo hộ. Nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung thì bên chuyển quyền chỉ được chuyển giao phần quyền của mình cho người khác nếu các đồng sở hữu chung còn lại đồng ý hoặc tuy có một hoặc một số đồng sở hữu chung còn lại không đồng ý nhưng họ không tiếp nhận phần quyền chuyển giao hoặc không có lý do chính đáng về việc từ chối chuyển quyền sử dụng.

Thứ hai, bảo đảm việc chuyển quyền sử dụng không gây tranh chấp với bên thứ ba; nếu việc chuyển quyền sử dụng gây tranh chấp với bên thứ ba thì phải giải quyết tranh chấp vì lợi ích của bên nhận chuyển giao quyền.

Thứ ba, bên chuyển giao quyền không được đưa ra những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là những điều

khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó như: trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của bên nhận chuyển giao quyền sang các vùng lãnh thổ mà bên chuyển quyền không nắm giữ quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc nắm độc quyền xuất khẩu các hàng hóa đó; buộc bên nhận chuyển giao quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỉ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện, thiết bị của bên chuyển quyền hoặc từ nguồn do bên chuyển giao quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên nhận chuyển giao quyền sản xuất hoặc cung cấp. Nếu trong hợp đồng có những điều khoản chưa nội dung như trên thì mặc nhiên bị vô hiệu.

Thứ tư, đăng ký hợp đồng nếu bên nhận chuyển giao quyền không có nghĩa vụ này.

Thứ năm, nộp thuế chuyển quyền sử dụng theo pháp luật về thuế.

- Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu có các quyền sau đây:

Thứ nhất, sử dụng nhãn hiệu độc quyền hoặc không độc quyền trong phạm vi, thời hạn và điều kiện ghi trong hợp đồng.

Thứ hai, trong trường hợp được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền, bên nhận chuyển giao quyền có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên thứ ba (hợp đồng li – xăng thứ cấp) nếu được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.

- Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ:

Thứ nhất, đăng ký hợp đồng (nếu bên chuyển giao quyền không có nghĩa vụ này);

Thứ hai, trả phí li – xăng cho bên chuyển giao quyền theo mức và theo phương thức thanh toán đã thỏa thuận;

Thứ ba: Chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bên chuyển giao quyền (nếu các bên có thỏa thuận);

Thứ tư, ghi chỉ dẫn trên sản phẩm, bao bì sản phẩm về việc sản phẩm được sản xuất theo li – xăng do bên chuyển quyền cấp.

Ngoài ra, một hợp đồng li – xăng không được phép có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của Bên nhận, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ quyền của Bên giao đối với nhãn hiệu hoặc không nhằm để bảo vệ các quyền đó, ví dụ:

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng sang các vùng lãnh thổ mà Bên giao không nắm độc quyền nhập khẩu các sản phẩm đó;

+ Buộc Bên nhận phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện, thiết bị từ nguồn do Bên giao chỉ định, mà không nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ như đã thỏa thuận;

+ Cấm bên nhận cải tiến công nghệ được chuyển giao, buộc Bên nhận phải chuyển giao miễn phí cho Bên giao các cải tiến do Bên nhận tạo ra hoặc quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, quyền nhãn hiệu đối với các cải tiến đó;

+ Cấm Bên nhận khiếu nại về hiệu lực của quyền nhãn hiệu, quyền chuyển quyền sử dụng của Bên giao.

Hợp đồng có thể có thêm các điều khoản không trái với quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là các điều khoản sau:

+ Điều khoản về điều kiện sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng: Thỏa thuận các điều kiện theo đó có thể sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật. Điều khoản này tạo điều kiện để các bên có thể tác động đến hợp đồng nhằm thích ứng với các thay đổi của thực tế so với giai đoạn thoả thuận và thiết lập hợp đồng. Thực ra, pháp luật cũng đã dự liệu những vấn đề này, nhưng chỉ là các quy định chung. Tuy nhiên, các bên tham gia giao kết hợp đồng phải chú ý tới các trường hợp bất khả kháng dẫn

tới hợp đồng bị đình chỉ hoặc buộc phải chấm dứt. Để đảm bảo tốt quyền lợi của mình đòi hỏi các bên cần bàn bạc để tìm ra các cách thức điều chỉnh phù hợp với hoạt động và tổ chức của mình với vấn đề hiệu lực của hợp đồng chuyển giao. Mặt khác, vấn đề giải quyết quyền lợi khi các trường hợp này xảy ra cũng đặc biệt quan trọng và đáng lưu tâm

+ Điều khoản về cách thức giải quyết tranh chấp: Điều khoản này nhằm điều hoà mối quan hệ các bên thông qua chủ thể có chức năng giải quyết tranh chấp. Các bên có thể lựa chọn trong số các cách sau để giải quyết tranh chấp giữa các Bên: (i) tự thương lượng; (ii) thông qua trọng tài thương mại; (iii) thông qua tòa án; hoặc (iv) kết hợp các phương thức trên.

Một phần của tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 61)