6. Kết cấu của luận văn
1.3 Các quy định về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
các điều ước quốc tế và pháp luật ở một số nước
Với tư cách là cái nôi của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, Châu Âu là nơi mà loài người được chứng kiến rõ nét nhất của sự bùng nổ về công nghiệp và khoa học kỹ thuật và đây cũng là nơi chứng kiến sự đời của các văn bản pháp lý quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu sớm nhất.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và khoa học kỹ thật nói trên đã khiến cho nền sản xuất hàng hóa không những ở Châu Âu mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, của cải làm ra ngày càng nhiều, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng trở nên phong phú và đa dạng. Điều này cũng chứng tỏ rằng đã có sự tham gia của rất nhiều các nhà sản xuất kinh doanh trên hầu khắp các lĩnh vực ngành nghề khác nhau và thậm chí là cùng một ngành nghề, lĩnh vực, cùng một mặt hàng, dịch vụ. Từ đó, buộc nền kinh tế phải chấp nhận sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh và điều đó không chỉ xảy ra giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước với nhau mà còn giữa các chủ thể đó với các đối thủ từ nước ngoài. Mặc dù cạnh tranh luôn là động lực của sự phát triển, tuy nhiên,
nền kinh tế là tổng hòa của vô số các mối quan hệ đan xen, phức tạp và luôn có tính hai mặt của nó, do đó cạnh tranh trên thực tế thương trường không phải bao giờ cũng diễn ra dưới dạng cạnh tranh công bằng. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường được nghe đâu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc nhái nhãn hiệu, ăn cắp nhãn hiệu để rồi “chiến dịch” kiện tụng giữa bên sở hữu nhãn hiệu và một bên không sở hữu nhãn hiệu nhưng lại thèm khát nhãn hiệu của người khác đặc biệt là các nhãn hiệu uy tín trên thị trường cứ diễn ra triền miên mà chưa có hồi kết. Đã đến lúc cần có một giải pháp để chuyển hai bên tranh chấp từ thế đối đầu sang đối thoại và cùng có lợi, đáp ứng mục đích: bên sở hữu nhãn hiệu trong khi vẫn sở hữu nhãn hiệu nhưng lại thu được lợi ích kinh tế nhiều hơn từ nhãn hiệu, nhãn hiệu được quảng bá ra nhiều thị trường và được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn; có khả năng bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tốt hơn trước các hành vi xâm phạm nhãn hiệu bởi mình sẽ có thêm “tai mắt” trong việc thu thập các thông tin liên quan đến việc xâm phạm nhãn hiệu…Bên được phép sử dụng nhãn hiệu sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc các sản phẩm của mình được phép gắn nhãn hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường với giá cao hơn, từ đó bên sở hữu nhãn hiệu cũng đã làm tốt vai trò giúp người khác cũng có cơ hội thành công như mình. Giải pháp đó chỉ có thể là thông qua con đường chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho người có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu. Và trách nhiệm của các nhà nước, các nhà làm luật là phải tạo ra hành lang pháp lý đúng đắn, an toàn, soi đường dẫn lối cho giải pháp này sớm đi vào cuộc sống và phát huy tốt tác dụng của mình trên thực tế. Để đáp ứng yêu cầu bức thiết đó, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã được ra đời vào ngày 20.3.1883 tại Paris, được sửa đổi tại Brussels ngày 14.12.1900, tại Washington ngày 2.6.1911, tại LaHay ngày 6.11.1925, tại London ngày 2.6.1934, tại Lisbon ngày 31.10.1958 và tại
Stockholm ngày 14..7.1967, và được tổng sửa đổi ngày 28.9.1979 đã trở thành văn bản pháp lý đầu tiên có hiệu lực áp dụng rộng khắp trên 162 nước thành viên của Công ước về vấn đề này. Tại Điều 6quater
của Công ước nêu rõ:
“Trong trường hợp luật của một nước thành viên của Liên minh, quy định rằng việc chuyển giao nhãn hiệu chỉ có hiệu lực nếu thực hiện đồng thời với việc chuyển giao cơ sở sản xuất hoặc thương mại có nhãn hiệu, thì điều kiện đủ để công nhận hiệu lực của việc chuyển giao đó là bộ phận của cơ sở sản xuất hoặc thương mại nằm trên lãnh thổ nước đó cũng được chuyển giao cho người nhận cùng với độc quyền sản xuất hoặc bán hàng hoá mang nhãn hiệu tại nước đó”. Như vậy, mặc dù không đi thẳng vào việc khẳng định vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng Công ước Paris cũng đã gián tiếp thừa nhận chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu mà mình đang sở hữu cho người khác.
Tiếp đó, vào ngày 15 tháng 04 năm 1994, Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ đã được ký kết, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới các nước đã ký một hiệp định giành riêng cho vấn đề thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Hiệp định TRIPS đã giành riêng mục 2 gồm 07 điều để quy định vấn đề thương mại liên quan đến nhãn hiệu trong đó có việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (cấp li – xăng nhãn hiệu). Cụ thể, Điều 21 Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy định việc cấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu hàng hoá đó”. Như vậy, cùng với Công ước Paris, Hiệp định TRIPS 1994 không những đã thừa nhận quyền
được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác của chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu được quy định các điều kiện để cấp li – xăng nhãn hiệu, thậm chí là cả quyền chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác. Từ các quy định có tính chất pháp lý này, các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã chuyển hóa một cách cụ thể các quy định đó vào hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của mình mà đặc biệt là chế định về nhãn hiệu.
Theo pháp luật Hoa kỳ, trong thời gian có hiệu lực của nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên thứ ba thông qua hợp đồng li – xăng. Hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký với cơ quan đăng ký trong vòng 03 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng. Ngày đăng ký hợp đồng li – xăng là ngày cơ quan đăng ký nhận được đầy đủ các tài liệu và thông tin theo yêu cầu. Tài liệu và thông tin cần thiết cho việc đăng ký hợp đồng li – xăng bao gồm:
- Bản gốc hoặc bản sao có công chứng Hợp đồng li – xăng, kèm theo Phụ lục nếu có. Nếu hợp đồng không được làm bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh có xác nhận dịch đúng với bản gốc (nộp kèm với Đơn đăng ký);
- Thông tin đầy đủ về nhãn hiệu được li – xăng; hoặc bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Hoa Kỳ.