Nội dung và hình thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Nội dung và hình thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

1.2.2.1 Nội dung chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, các đối tượng sở hữu trí tuệ đã trở thành những thứ “hàng hóa” có thể được trao đổi, mua bán nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nằm trong chuỗi các hoạt động thương mại về quyền sở hữu công nghiệp có việc chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Đây là hoạt động mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Hoạt động này chỉ là việc “cho phép” sử dụng nhãn hiệu mà người ta còn gọi là hoạt động li – xăng nhãn hiệu chứ không phải là “bán đứt” quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Người nhận chuyển giao chỉ có quyền khai thác

công dụng của nhãn hiệu để thu lợi nhuận trong khi quyền sở hữu đối với nhãn hiệu vẫn thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu (Bên chuyển giao). Việc chuyển giao quyền sử dụng phải thể hiện được nội dung chủ yếu đó là bên chuyển giao cho phép bên nhận chuyển giao có thể gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Bên chuyển giao cũng có thể không chuyển giao toàn bộ nội dung kể trên mà chỉ chuyển giao cho bên nhận chuyển giao một phần của quyền sử dụng nhãn hiệu.

1.2.2.2 Hình thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Pháp và ngay ở tại Việt Nam đã ghi nhận hình thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu phổ biến là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (cấp li – xăng nhãn hiệu).

Việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho một ai đó điều đó có nghĩa là người đó chính là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có toàn quyền đối với nhãn hiệu của mình trong đó có cả quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác (cấp li – xăng nhãn hiệu). Điều 21 Hiệp định TRIPS quy định cho phép các quốc gia thành viên có thể quy định điều kiện cấp li – xăng nhãn hiệu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc cấp li – xăng phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp [25]. Khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, kể từ ngày hợp đồng li – xăng được đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ, bên nhận chuyển giao có quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi, thời hạn và với điều kiện ghi trong hợp đồng đã được đăng ký. Chủ sở hữu nhãn

hiệu không được từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu trong khi hợp đồng li – xăng đang còn hiệu lực mà không được sự đồng ý chấm dứt hợp đồng li – xăng trước thời hạn của bên nhận chuyển giao.

Một phần của tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)