Về những vấn đề khác cần lư uý trong FTA Việt Nam-EU

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 44)

Các ý kiến trong khảo sát mặc dù ủng hộ việc đàm phán và ký kết FTA với EU nhưng đều có những lưu ý đối với việc đàm phán (từ cả góc độ các vấn đề lẫn mức độ). Hầu hết những lưu ý này tập trung vào những nội dung đàm phán, tuy nhiên cũng có những lưu ý liên quan đến các vấn đề chuẩn bị cho thực thi.

Cụ thể, những điểm mà cộng đồng các chuyên gia và doanh nghiệp mong muốn các nhà đàm phán lưu ý bao gồm:

(i) Những lưu ý trong xác định phương án đàm phán

Cần đánh giá đầy đủ các tác động tích cực và tiêu cực của các FTA đã ký kết trước đây để rút ra bài học tốt cho đàm phán FTA Việt Nam - EU;

Trong quá trình đàm phán, cần có sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp (đại diện là các hiệp hội);

Việc xác định phương án đàm phán cần thực hiện trên cơ sở lợi ích quốc gia, lợi ích chung của toàn dân tộc (chứ không phải của một nhóm lợi ích đơn lẻ nào), tuy nhiên cần đặc biệt tính đến lợi ích của các nhóm yếu thế (nông dân, người lao động)

Cần chú ý nhấn mạnh một (các) cơ chế để xử lý tốt các vấn đề liên quan đến các rào cản phi thuế quan thường gặp đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU (các tiêu chuẩn kỹ thuật…);

Chú ý một số lợi thế lý thuyết mang lại từ việc đối tác mở cửa thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không hiện thực trong thực tế (ví dụ đối tác loại bỏ thuế đối với những loại hàng hóa mà Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao và cùng với chi phí vận chuyển cao, Việt Nam sẽ không thể tận dụng được; hoặc đối tác mở cửa thị trường dịch vụ ở những lĩnh vực Việt Nam có khả năng cạnh tranh nhưng trên thực tế Việt Nam vẫn không thể tiếp cận được bởi những quy định hạn chế về lao động, nhập cảnh);

Cần tính đến sự khác nhau giữa trình độ, tốc độ phát triển của Việt Nam và EU để có những nhượng bộ thích hợp

Vấn đề lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam cần được quan tâm.

(ii) Những lưu ý trong chuẩn bị cho thực thi

Cần lưu ý mối quan hệ giữa các cam kết có thể có trong FTA với pháp luật hiện hành tại Việt Nam để có biện pháp điều chỉnh thích hợp;

Nếu có thể thì đề nghị EU đẩy mạnh hỗ trợ vấn đề kỹ thuật dưới hình thức tư vấn hoặc đầu tư để giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của EU;

Việt Nam cần chú ý hoàn thiện hệ thống các quy định về hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế hiện tượng lợi dụng FTA để chuyển sang Việt Nam những cộng nghệ lạc hậu, ảnh hưởng môi trường…;

Cải cách hệ thống pháp luật; bỏ trợ cấp ưu đãi cho các SOEs; khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ.

Phần kết

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 44)