Thương mại dịch vụ, thành lập doanh nghiệp và thương mại điện tử

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 62)

II. Nội dung chính của các FTA của EU

2.Thương mại dịch vụ, thành lập doanh nghiệp và thương mại điện tử

Các FTA mới của EU chủ yếu dựa vào tiếp cận thị trường trong thương mại dịch vụ và cố gắng để đạt được mức độ nhượng bộ thương mại và thực hiện mạnh mẽ hơn GATS. Ngược với FTA của các quốc gia khác, cho đến nay các FTA của EU không có một chương riêng dành cho thương mại dịch vụ và đầu tư. Thay vào đó là một mục chung về các vấn đề về mở cửa dịch vụ, đầu tư thì chỉ giới hạn ở vấn đề hiện

diện thương mại. Thông lệ này rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai khi EU được trao thẩm quyền về vấn đề đầu tư.

Mục của dịch vụ gồm 6 đến 7 chương. Chương đầu tiên đưa ra các điều khoản chung. Chương thứ hai liên quan đến hiện diện/thiết lập thương mại, áp dụng cho cả các hoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh tế phi dịch vụ (giống kiểu của NAFTA). Chương thứ ba liên quan đến thương mại dịch vụ xuyên biên giới. Chương thứ tư liên quan đến di chuyển tạm thời thể nhân và chương thứ năm là khung pháp lý. Chương thứ 6 đề cập đến vấn đề thương mại điện tử trong khi chương 7 liên quan đến gói hợp tác dịch vụ (viện trợ thương mại). Thêm vào đó, các FTA của EU gồm các phụ lục bổ sung cụ thể đối với một số ngành tiêu biểu như giao thông, viễn thông, tài chính, dịch vụ pháp lý, dịch vụ môi trường, vận tải biển và xây dựng.

Ngoài Mục về dịch vụ, các FTA của EU cũng gồm các điều khoản về di chuyển vốn tự do để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ của hiệp định. Các điều khoản này bao gồm các biện pháp tự vệ tiêu chuẩn cho cả hai bên với khả năng áp dụng các biện pháp để đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 62)