Về kỳ vọng và những quan ngại của cộng đồng về FTA Việt Nam-EU

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 41)

Tổng hợp từ 123 phiếu trả lời khảo sát cho kết quả đa số áp đảo các ý kiến ủng hộ việc Việt Nam sớm “nhận lời mời” của EU và tiến hành đàm phán FTA với đối tác kinh tế lớn này.

Biểu đồ tỷ lệ ủng hộ - phản đối FTA Việt Nam – EU

(i)

Những kỳ vọng vào FTA Việt Nam - EU

Phần lớn các ý kiến ủng hộ việc Việt Nam sớm đàm phán ký kết FTA với EU vì nhìn thấy ở đây những cơ hội lớn về mặt kinh tế. Cụ thể, các nhóm lợi ích được kỳ vọng nhiều nhất từ FTA Việt Nam - EU bao gồm:

a. Nhóm các lợi ích trực tiếp

- Tăng xuất khẩu sang thị trường rộng lớn của 27 nước thành viên EU (thông qua việc EU cắt giảm thuế theo FTA)

- Khả năng nhập khẩu công nghệ nguyên liệu chất lượng cao từ EU với giá rẻ hơn

- Khuyến khích đầu tư công nghệ sạch

- Thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện nền kinh tế

- Lợi ích nhiều mặt từ thực tế là cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu giữa VN - EU có tính bổ sung

b. Nhóm các lợi ích gián tiếp

- Sức ép từ mở cửa thị trường với EU sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh

- Thúc đẩy sản xuất phát triển sẽ giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân;

- Là một nhân tố chứng minh tính mở của nền kinh tế, từ đó tăng sức thuyết phục cho những lập luận về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam có thể được công nhận quy chế này sớm hơn;

Có thể thấy cộng đồng có quan điểm khá bao trùm về những lợi ích kinh tế mà FTA Việt Nam - EU có thể mang lại cho Việt Nam và khá tương đồng với những phân tích từ góc độ nghiên cứu (như trình bày ở Phần thứ ba của Kiến nghị này).

(ii) Những quan ngại về FTA Việt Nam - EU

Số ý kiến phản đối việc Việt Nam bắt đầu đàm phán FTA với EU rất hãn hữu (4/114 ý kiến được khảo sát – chiếm 3,51%) với những quan ngại không mới:

- Hàng hóa Việt Nam kém sức cạnh tranh; Doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực để cạnh tranh và vì thế có thể bị ảnh hưởng từ FTA này (ý kiến này cho rằng FTA với EU chỉ có lợi cho 3 ngành dệt may, giầy dép và nông sản); - Hành lang pháp lý của Việt Nam chưa rõ ràng, chưa hoàn thiện và vì thế

không thể thu hút FDI từ EU với FTA này.

Về cơ bản, những quan ngại này phản ánh một phần hiện trạng của Việt Nam hiện nay về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hệ thống pháp luật.

Mặc dù vậy, nếu cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn quá kém để không mở cửa thì cũng có thể sẽ bỏ qua những cơ hội rất lớn để cải thiện năng lực cạnh tranh này từ sức ép FTA. Trên thực tế, những lo ngại như thế này đã từng được dấy lên khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO cũng như đàm phán các FTA trước đây. Một phần quan ngại này đã thành sự thật (với một số doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đã bị thiệt hại từ cạnh tranh khi mở cửa, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, và đặc biệt là với đối tác Trung Quốc). Tuy nhiên, nhìn tổng thể, những số liệu thống kê chính thức cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục cạnh tranh tốt trong hoàn cảnh hội nhập mới, những trường hợp khó cạnh tranh thì có sự linh hoạt trong điều chỉnh và thích nghi, và vì vậy vẫn tiếp tục kinh doanh bình thường22.

Về quan ngại liên quan đến hành lang pháp lý về kinh doanh của Việt Nam, tình trạng chưa hoàn thiện trong quy định, yếu kém và thiếu thống nhất trong thực thi là một thực tế. Tuy vậy, những nỗ lực cải cách đang được thực hiện rất mạnh mẽ ở Việt Nam (ví dụ Đề án 30, Chương trình cải cách hành chính tổng thể 2001-2010, 2011-2020), và một trong những tác nhân cho quyết tâm ấy lại chính là những sức ép từ hội nhập. Ngoài ra, hạn chế trong môi trường kinh doanh của Việt Nam dù có thể khiến cho nguồn đầu tư từ EU sau FTA không được như mong đợi, điều này khó có thể là lý do để không đàm phán, ký kết FTA với EU, đặc biệt trong khi FTA này có thể mang lại những lợi ích khác rất đáng kể.

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 41)