Về các lĩnh vực mở cửa trong FTA Việt Nam-EU

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 43)

Với phạm vi điều chỉnh tham vọng, bao trùm nhiều vấn đề (như đã nêu trong Phần thứ ba của Kiến nghị này), FTA Việt Nam – EU được suy đoán sẽ có mức độ tự do hóa cao trong cả thương mại hàng hóa (tổng số dòng thuế phải cắt giảm cao, mức độ cắt giảm mạnh) và thương mại dịch vụ (các lĩnh vực phải mở cửa nhiều, các điều

22

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trong Đề tài cấp Bộ “Khả năng thích ứng của doanh nghiệp tư nhân sau khi Việt Nam tham gia WTO” thực hiện tháng 10/2010 thì các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đa số vẫn có lợi nhuận dương và tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng doanh thu là không thay đổi đáng kể qua hai năm Việt Nam gia nhập WTO. Sự ổn định này, mặc dù vậy, chủ yếu do các doanh nghiệp có khả năng thích nghi tốt (chứ không phải là khả năng điều chỉnh tốt).

kiện gia nhập và hoạt động trên thị trường hạn chế). Điều này có thể gây ra lo ngại về khả năng “chịu đựng” của thị trường nội địa.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy các luồng ý kiến trên thực tế lại lạc quan hơn nhiều. Nhìn vào các lĩnh vực thương mại mà các ý kiến khảo sát đề xuất mở cửa ngay có thể thấy khá rõ sự sẵn sàng này. Cụ thể, những đề xuất mở cửa ngay không chỉ bao gồm những mặt hàng mà Việt Nam cần như máy móc thiết bị công nghệ cao mà còn bao gồm cả những sản phẩm mà Việt Nam không có khả năng cạnh tranh. Cũng tương tự như vậy, các lĩnh vực dịch vụ mà các ý kiến được khảo sát đề xuất mở cửa ngay bao gồm cả những lĩnh vực mà Việt Nam không mạnh (như dịch vụ cảng biển, hàng hải, logistics) hoặc còn bị xem là nhạy cảm (như truyền thông, thông tin, giáo dục…).

Những lĩnh vực được các ý kiến khảo sát đề xuất mở cửa thận trọng (có lộ trình) bao gồm nông nghiệp, các sản phẩm mà Việt Nam có tiềm lực cạnh tranh mạnh hay những lĩnh vực dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp điều hành tiền tệ và kinh tế vĩ mô như tài chính.

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam VỀ TRIỂN VỌNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (FTA VIỆT NAM – EU) (Trang 43)