Các nguồn sinh lƣu lƣợng trong NS-2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 62)

Có thể sử dụng các giao thức tầng Giao vận như: TCP hoặc UDP để tạo ra các kết nối và sử dụng các giao thức tầng Ứng dụng như: web, ftp, telnet,... để truyền lưu lượng qua các kết nối đó.

Trong mô phỏng NS, lưu lượng được tạo ra bởi các nguồn sinh lưu lượng

bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng các mô hình toán học hoặc ghi lại các sự kiện và thời gian xảy ra các sự kiện của các hệ thống thực rồi đưa vào mô phỏng. Mỗi nguồn phát sinh lưu lượng thường chỉ thích hợp cho một vài loại ứng dụng nhất định. Vấn đề của người thực hiện mô phỏng là phải chọn nguồn lưu lượng cho thích hợp với ứng dụng được nghiên cứu. Để làm được điều này, người thực hiện mô phỏng cần hiểu rõ các đặc tính của các nguồn sinh lưu lượng cũng như các đặc tính của tải thực của các hệ thống truyền thông.

1. EXPOO_Traffic: tạo lưu lượng dựa vào một phân phối On/Off theo hàm mũ. Các gói tin được gửi đi với tốc độ xác định trong suốt quãng thời gian on, và không có gói tin nào được gửi trong khoảng thời gian off. Khoảng thời gian on và off được tạo ra theo phân phối hàm mũ. Kích thước các gói tin không thay đổi.

2. POO_Traffic: tạo lưu lượng dựa vào phân phối On/Off Pareto. Loại này tương tự phân phối theo hàm mũ trừ khoảng thời gian on/off được thực hiện theo phân phối pareto.

3. CBR_Traffic: tạo lưu lượng với tốc độ không đổi được định sẵn. Kích thước gói tin là cố định nhưng có thể chọn các giá trị khác nhau. Ngoài ra, một bộ tạo số ngẫu nhiên có thể được kích hoạt, để thay đổi khoảng thời gian các gói tin khởi hành trong một phạm vi nhất định.

4. TrafficTrace: là nguồn lưu lượng được ghi lại dưới dạng vết của một nguồn lưu lượng đến từ mạng thật.

Các nguồn sinh lưu lượng trên thường do các agent UDP vận chuyển, còn nguồn sinh lưu lượng do TCP vận chuyển dưới dạng các “ứng dụng mô phỏng”. Theo tài liệu ns Manual, hiện tại có hai lớp “ứng dụng mô phỏng” thừa kế từ lớp ứng dụng, đó là ứng dụng truyền file FTP và ứng dụng Telnet. Việc truyền các gói tin thuộc lớp này vào mạng tuân theo sự điều khiển lưu lượng và trách tắc nghẽn của các agent TCP.

Hiện tại, hầu hết các nguồn sinh lưu lượng được sử dụng trong NS là các nguồn lưu lượng có sẵn, được sinh ra bởi mô hình Toán học. Các mô hình sinh lưu lượng có sẵn trong NS được cộng đồng sử dụng NS tin dùng, vì có thể chủ động sinh ra luồng các sự kiện mô phỏng. Để đánh giá một giao thức, người ta sẽ cho nguồn lưu lượng của giao thức này tương tác với các nguồn lưu lượng khác sẵn có trong NS, từ đó rút ra những hiểu biết về quá trình truyền tải của giao thức. Tuy nhiên, khó có thể đảm bảo được rằng, một giao thức cho kết quả mô phỏng tốt thì cũng sẽ vận hành tốt trên mạng thực. Do đó, nếu thực hiện được mô phỏng giao thức có tương tác với nguồn lưu lượng

đến từ mạng thực, sẽ là một ưu điểm vượt trội, làm tăng đáng kể tin cậy của kết quả so với mô phỏng thông thường. Giả thiết trên chính là mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn này.

Khả năng tương tác với mạng thực (emulation) của bộ mô phỏng NS không những có thể vận hành trực tiếp nguồn lưu lượng đến từ mạng thực, hay giữ lại vết của nguồn lưu lượng đến từ mạng thực để thực hiện mô phỏng về sau mà còn có thể tương tác với mạng thực. Vết của nguồn lưu lượng thực được giữ lại dưới dạng tệp tin vết (trace file), được sử dụng làm nguồn lưu lượng cho các kịch bản mô phỏng. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì các nguồn sinh lưu lượng có sẵn trong NS được tạo ra từ các mô hình lý thuyết toán học mang tính xác suất, chắc chắn không phản ánh hết các tác động môi trường lên nguồn lưu lượng.

Chính bộ mô phỏng NS có khả năng sinh ra các gói tin để truyền thông với các thực thể mạng thực. Đặc biệt, mô phỏng tương tác với mạng thực được kế thừa tất cả các tài nguyên của mô phỏng NS thông thường. Những khả năng tương tác với mạng thực chúng tôi sẽ trình bãy kỹ ở chương 4.

3.7 NAM (Network Animator) và một số công cụ hỗ trợ việc phân tích và hiển thị kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2 (Trang 62)